Chỉ còn chưa đầy 2% dân số Trung Quốc sống dưới chuẩn nghèo của thế giới. Cuộc chuyển mình từ nghèo thành giàu của Trung Quốc vẫn chưa kết thúc, theo Bloomberg.
Theo Reuters, xuất khẩu Nhật Bản tháng 5 tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 2 năm nhờ xuất khẩu ô tô và thép. Đây là dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy nhu cầu mạnh mẽ từ bên ngoài sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tháng 1 – 3 của quốc gia này bị điều chỉnh giảm mạnh so với ước tính ban đầu vì lượng hàng hóa tồn kho giảm, nhấn mạnh đến sự phát triển yếu của hoạt động xuất khẩu.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 24/CT-TTg giao các bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017.
Giám đốc phát triển trường Đại học Fulbright Việt Nam, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành vừa có bài phân tích lý giải vì sao tăng trưởng kinh tế Việt Nam suy giảm được đăng tải trên trang của trường Đại học Fulbright Việt Nam (Fulbright University Vietnam - FUV).
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng với điều kiện và tình hình thực tế năm 2017 thì mục tiêu tăng trưởng 6,7% rất khó thực hiện, khả năng chỉ đạt khoảng 6,3 - 6,5%.
Theo báo cáo trình Quốc hội mới đây, Ủy Ban Kinh tế quan tâm đặc biệt đến giải pháp xử lý nợ xấu và cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Đây là vấn đề quan trọng mấu chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dài hạn vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng trong ngắn hạn việc tăng thêm sản lượng khai thác dầu thô trong nước được xem là giải pháp nhanh để giữ mục tiêu tăng trưởng 6,7% của cả năm 2017.
Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang nắm lấy vai trò dẫn đầu tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á... Việt Nam trong nhóm nước được dự báo dẫn đầu tăng trưởng kinh tế châu Á.
Cho rằng tổng cung sẽ tăng mạnh trong quý 2/2017, tổng cầu cũng được cải thiện hơn, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng nền kinh tế đang trong xu hướng cải thiện.
Người phát ngôn Chính phủ cho biết, Chính phủ đã đưa ra kịch bản tăng trưởng để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,7% tại buổi họp báo Chính phủ Thường kỳ chiều 4/5.
Với mức tăng trưởng quý I ở mức 5,1%, nếu điều hành tích cực, cả năm tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng chỉ có thể trên mức 6% - nhận định của CIEM tại buổi Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I, ngày 28/4.
Theo vị chuyên gia kinh tế đến từ Đại học Fulbright Việt Nam, nguyên nhân chính của tăng trưởng kinh tế thấp là do yếu kém về mặt cơ cấu, đặc biệt là ở lĩnh vực ngân hàng, đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước.