|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tác giả quy tắc Taylor: Chính sách lãi suất âm có hại hơn có lợi

14:20 | 15/09/2016
Chia sẻ
Theo ông John Taylor, chính sách lãi suất âm mà ngân hàng trung ương Nhật Bản và châu Âu áp dụng bấy lâu này có thể sẽ khiến dòng chảy tín dụng bị thắt chặt lại.
tac gia quy tac taylor chinh sach lai suat am co hai hon co loi
Cha đẻ của quy tắc Taylor - John Taylor. Ảnh: Bloomberg.

“Theo tôi, chính sách lãi suất âm sẽ chẳng giúp ích được gì mà thậm chí còn gây tổn hại cho các nền kinh tế,” ông John Taylor – tác giả của quy tắc Taylor khẳng định. Quy tắc Taylor vốn là quy tắc định hướng chính sách tiền tệ, trong đó quy định ngân hàng trung ương nên thay đổi lãi suất danh nghĩa ra sao để đáp ứng các thay đổi của lạm phát, GDP hoặc các điều kiện kinh tế khác.

Theo ông Taylor, chính sách lãi suất âm - hay chính sách buộc ngân hàng phải trả phí cho một phần tài sản của mình – có thể sẽ khiến dòng chảy tín dụng trong hệ thống tài chính bị thắt chặt lại.

“Các mô hình kinh tế vĩ mô mà chúng ta đang áp dụng không hề phù hợp với lề thói của giới tài chính hiện nay nên rất khó để đánh giá được tầm quan trọng của chúng. Trong khi có những doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, thì một số khác lại có khả năng rút vốn về; và lãi suất tiết kiệm theo đó cũng bị ảnh hưởng,” ông Taylor nhận định.

Xét rộng hơn, trong bối cảnh các nền kinh tế phát triển không còn dễ bị tổn thương vì nhu cầu tiêu dùng suy yếu, ông Taylor cho rằng hành động của chính phủ mới là yếu tố quyết định trong việc thúc đẩy kinh tế. “Các chính phủ, từ Nhật Bản, châu Âu cho tới Mỹ, cần phải đề cao hơn nữa vai trò của các chính sách khác ngoài lãi suất, như cải cách hệ thống quy định.”

Chính sách lãi suất âm thường có ảnh hưởng rất lớn đối với lợi suất trái phiếu dài hạn nhưng lại không tác động nhiều đến lạm phát và nền kinh tế, ông Taylor nhận định.

Đề cập đến chính sách lãi suất hiện tại của Mỹ, ông cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn còn khá chậm chạp trong tiến trình tăng lãi suất. Theo ông, mức lãi suất cơ bản trung lập với Mỹ hiện nay không thể thấp hơn 4%. Và dù có là 3% thì với mức lãi suất đó, Fed vẫn còn một chặng đường dài để tiến tới bình thường hóa chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên khi đạt được mục tiêu về lạm phát, các ngân hàng trung ương cũng không nên đẩy nhanh lạm phát bằng các kích thích,” ông Taylor nói.

Oanh Oanh

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.