|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Tác động của COVID-19 lên lợi nhuận ngành công nghiệp khách sạn châu Á

14:58 | 01/04/2020
Chia sẻ
Đại dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến ngành du lịch toàn cầu, đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh khách sạn.

Sự ảnh hưởng của virus corona tới ngành dịch vụ khách sạn được hình dung giống như một trò chơi ghép hình: Trung Quốc là mảnh ghép đầu tiên và sau đó là các mảnh ghép của các quốc gia khác, theo HotStats.

Trung Quốc

Dữ liệu đầu tiên ghi nhận sự sụt giảm của ngành du lịch khách sạn là tỉ lệ lấp đầy phòng, từ đó dẫn đến việc giảm tổng doanh thu trên phòng có sẵn (TRevPAR) và lợi nhuận trên phòng có sẵn (GOPPAR). Tại Trung Quốc, tỉ lệ lấp đầy từ tháng 1 đến tháng 2 giảm 40%.

Sự kiện toàn cầu hướng bắt đầu xảy ra từ cuối tháng 12 năm ngoái khi Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng một loại virus không rõ đang gây bệnh viêm phổi ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, ở phía Đông của đất nước. Mãi đến ngày 23/1, Vũ Hán mới bị phong tỏa trong nỗ lực cách li tâm điểm của dịch bệnh. 

Vũ Hán là nơi bắt nguồn của sự lây lan của đại dịch toàn cầu, toàn bộ tỉnh Hồ Bắc đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của các dữ liệu kinh tế trong hai tháng tiếp theo đó.

Vào tháng 1, tổng doanh thu khách sạn đã giảm 29,4% so với cùng kì, dẫn đến tổng lợi nhuận giảm 63,8% so với cùng . Trong khi đó, chi phí lao động tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng doanh thu tăng 0,2 điểm %. Vào tháng 2, khi virus lan rộng hơn, tổng doanh thu trên phòng có sẵn giảm 50,7% so với cùng

Doanh thu giảm cùng với việc tiết kiệm chi phí là nguyên nhân của việc đóng cửa khách sạn và cắt giảm nhân viên. Chuỗi khách sạn Hilton tuyên bố đóng cửa 150 khách sạn tại Trung Quốc trong đó có bốn khách sạn ở Vũ Hán trong tháng 1. Chi phí nhân viên đã giảm 41,1% so với cùng kì nhưng vẫn tăng theo tỉ lệ phần trăm của tổng doanh thu, do doanh thu giảm rất lớn. Tổng lợi nhuận giảm 149,5% so với cùng kì trong tháng. 

Toàn bộ Trung Quốc đại lục đã chịu thiệt hại nặng nề vào tháng 2 với tỉ lệ lấp đầy phòng giảm chỉ còn một con số. Tổng doanh thu trên mỗi phòng (RevPAR) giảm 89,4% so với cùng kì, cũng giống như các chuỗi khách sạn lớn trên toàn cầu. Marriott cho biết tổng doanh thu trên mỗi phòng tại các khách sạn của họ ở Trung Quốc đã giảm gần 90% so với cùng kì năm ngoái. 

Tổng doanh thu trong tháng 2 đã giảm gần 90% xuống còn 10,41 USD trên mỗi phòng có sẵn. Doanh thu tối thiểu dẫn đến tỉ lệ phần trăm của chi phí lao động khi trên tổng doanh thu tăng vọt 221 điểm %, mặc dù đã giảm hơn 30% trên cơ sở mỗi phòng có sẵn. Tổng lợi nhuận trong tháng bị âm ở mức - 27,73 USD trên cơ sở phòng có sẵn.

Tác động của Covid-19 lên lợi nhuận ngành công nghiệp khách sạn tại châu Á - Ảnh 1.

Các chỉ số hiệu suất lãi và lỗ - Trung Quốc (tính bằng đơn vị USD) theo dữ liệu của HotStats. (Ảnh: chụp màn hình)

Giống như dự đoán, Bắc Kinh và Thượng Hải đã cho thấy kết quả tương tự. Lợi nhuận hoạt động khách sạn ở 2 thành phố giảm xuống con số âm, khoảng – 40 USD trên cơ sở phòng có sẵn. 

Tình hình "thê thảm" diễn ra trên khắp châu Á. Hàn Quốc là đất nước được ca ngợi vì khả năng ngăn chặn sự lây lan của virus, đã đạt tỉ lệ lấp đầy 43% trong tháng 2, thấp hơn 21 điểm % so với cùng kì năm trước. 

Đáng chú ý, tỉ lệ trung bình của nước này thực sự tăng 2,1% so với cùng năm ngoái và chi phí lao động trên cơ sở phòng có sẵn đã giảm 14,1% (kết quả có thể xảy ra từ việc nghỉ phép và cắt giảm nhân viên) nhưng tổn thất lớn trong việc lưu trú khách sạn đã khiến tổng doanh thu giảm xuống 107% so với cùng kì năm ngoái.

Tương tự như vậy, Singapore cũng là nước được đánh giá cao trong việc kiểm soát sự lây lan của virus vì đã nhanh chóng giám sát, phát hiện và cách li bệnh nhân. Việc lưu trú khách sạn có giảm, doanh thu từ phòng lưu trú, nhà hàng và quầy uống của khách sạn đã giảm mạnh khiến cho tổng doanh thu trên phòng có sẵn đã giảm xuống 48% so với cùng kì. 

Tổng doanh thu giảm đi được bù đắp bằng tổng tiết kiệm chi phí nhưng gần như không đủ để ngăn chặn sự sụt giảm lợi nhuận, giảm 80,1% so với cùng kì. Châu Á là là châu lục đầu tiên trải qua các cú sốc mang tính hệ thống do virus corona gây ra. 

Châu Âu và Mỹ hiện đang cảm nhận được mức độ nghiêm trọng thực sự của điều này. Dữ liệu kinh doanh khách sạn của tháng 3 được kì vọng là sẽ giống như dữ liệu tháng 2 của châu Á. 

Châu Âu 

Dữ liệu của toàn bộ châu Âu trong tháng 2 đã không thể hiện sự tiêu cực đáng kể so với châu Á. Tổng doanh thu phòng có sẵn ảm đạm trong khi tổng doanh thu trên mỗi phòng có sẵn và tổng lợi nhuận hoạt động trên mỗi phòng thực sự tăng trưởng tích cực lần lượt là 0,3% và 1,6%. 

Các chủ khách sạn ở châu Âu mong muốn những con số này tiến lên phía trước nhưng thực tế là họ đang tụt lại sau châu Á qua các tuần và dữ liệu có thể sẽ phản ánh điều này vào tháng 3. 

Tác động của Covid-19 lên lợi nhuận ngành công nghiệp khách sạn tại châu Á - Ảnh 3.

Các chỉ số hiệu suất lãi và lỗ - Châu Âu (tính bằng đơn vị EUR) theo dữ liệu của HotStats. (Ảnh: chụp màn hình)

Theo Đại học Johns Hopkins, nước Italy hiện chỉ đứng sau Trung Quốc về số ca nhiễm virus corona được thống kê. Các trường hợp được phát hiện đầu tiên ở Ý là vào ngày 31/1. Đến tháng 2, ngành dịch vụ khách sạn ở nước này đã cảm thấy sức nặng của sự lây lan virus. 

Doanh thu trên một phòng có sẵn đã giảm 9,2% so với cùng kì, nhưng lợi nhuận trên phòng đã giảm 46,2% so với cùng kì, kết quả của sự thiếu hụt doanh thu, ngay cả khi tổng chi phí trên cơ sở phòng có sẵn đã giảm 5,2% so với cùng kì. Một điều đáng mừng là tháng 2 về mặt lịch sử là một tháng chậm chạp đối với Italy và sự chấm kết thúc của dịch bệnh sẽ là "liều thuốc giảm đau" cho ngành công nghiệp này.

Mỹ

Trường hợp đầu tiên nhiễm virus được xác nhận vào ngày 20/1 ở phía bắc Seattle. 2 tháng sau, Mỹ có hơn 50.000 trường hợp được xác nhận. Tác động của đại dịch đối với ngành dich vụ nhà hàng- khách sạn là rất đáng kể, CEO của các công ty khách sạn than vãn về sự sụt giảm doanh thu và buộc cho nhân viên nghỉ phép và cắt giảm nhân sự. 

Ở Mỹ, không ngoài ngoại lệ, dữ liệu tháng 2 ảm đạm trước cơn bão tháng 3. Doanh thu trên mỗi phòng có sẵn trong tháng đã giảm 0,8% so với cùng kì, điều này góp phần làm tổng doanh thu trên phòng có sẵn giảm nhẹ 0,2% so với năm ngoái. Lợi nhuận trên phòng có sẵn trong tháng đã giảm 0,6% so với cùng kì, ngay cả khi tổng chi phí trên phòng có sẵn giảm 0,6% so với cùng kì.

Tác động của Covid-19 lên lợi nhuận ngành công nghiệp khách sạn tại châu Á - Ảnh 4.

Các chỉ số hiệu suất lãi và lỗ - Mỹ (tính bằng USD) theo dữ liệu của HotStats. (Ảnh: chụp màn hình)

Seattle (nơi bệnh nhân số 0 ở Mỹ được phát hiện) đã có một tháng 2 tăng trưởng đáng kể. Lợi nhuận trên phòng có sẵn tăng 7,3% so với cùng kì, do tăng doanh thu cùng với việc giảm thiểu chi phí. Tổng chi phí nhân công khách sạn tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng doanh thu đã giảm 0,6 điểm % và chi phí tiện ích giảm 8,8% so với cùng kì. 

New York cũng đạt được một thành tựu tích cực tương tự. Lợi nhuận trên phòng có sẵn đã tăng 15%. Tháng 2 thường là tháng hoạt động tồi tệ nhất trong năm đối với ngành công nghiệp khách sạn của New York theo thời vụ và trên các cơ sở số liệu doanh thu và lợi nhuận ròng.

Không hề nói quá khi cho rằng không có sự kiện nào trong lịch sử thế giới có tác động sâu rộng đến ngành khách sạn toàn cầu như đại dịch virus corona. Một ngày nào đó, tác động của virus sẽ không còn bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng cho tới lúc đó, việc đưa ra những dự đoán về các chỉ số hiệu suất trong tương lai giống như một việc vô ích. Các cá nhận doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này bây giờ hơn bao giờ hết cần tham khảo dữ liệu để hiểu bối cảnh hiện tại và điều chỉnh kinh doanh phù hợp. 

Có những tháng ngày khó khăn phía trước và bạn sẽ khó tìm được "người lúc nào cũng lạc quan" trong số chúng ta. Nhưng điều này rồi cũng sẽ qua. Hãy xem nó như là sự kết thúc vang dội của một chu kì kéo dài và bắt đầu một chu kì mới và hãy sẵn sàng cho sự phục hồi trở lại.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Anh (theo HotStats)

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.