|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sundar Pichai và hành trình từ cậu bé nghèo trở thành CEO của Google

21:22 | 27/09/2018
Chia sẻ
Ngày hôm nay "gã khổng lồ" Google đã chính thức tròn 20 tuổi và một trong những sản phẩm gây tiếng vang là trình duyệt Chrome - được tạo bởi CEO Sundar Pichai. Hãy xem cuộc hành trình của ông trở thành CEO của Google và thay thế 2 nhà sáng lập trước đó.
sundar pichai va hanh trinh tu cau be ngheo tro thanh ceo cua google Google đầu tư thêm 140 triệu USD để mở rộng trung tâm dữ liệu
sundar pichai va hanh trinh tu cau be ngheo tro thanh ceo cua google
Sundar Pichai với sản phẩm Google Chrome của riêng mình.

Sau khi được chọn, Pichai vào làm việc trong một nhóm nhỏ về mảng thanh công cụ Tìm kiếm của Google và đây thực sự là thời điểm công ty đối mặt với một khủng hoảng. Vì lúc ấy, Microsoft thay đổi công cụ tìm kiếm mặc định với công cụ tìm kiếm có tên là "Bing". Không những thế, hầu hết mọi người đều sử dụng trình duyệt Internet Explorer và Sundar chịu trách nhiệm tạo giải pháp cho thanh công cụ của Google.

Ông đã thuyết phục CEO lúc đó là Eric Schmidt để tạo ra một trình duyệt web của riêng mình và chịu phản đối lớn vì CEO nghĩ rằng phát triển một trình duyệt tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên Pichai đã thuyết phục được hai người sáng lập, Larry Page và Sergei Brin tung ra trình duyệt riêng là Google Chrome, bằng cách lén cài nó vào máy tính của Larry.

Và đây cũng là thời điểm quyết định của "tân binh" này, Chrome trở thành trình duyệt thống trị thế giới khi đánh bại được trình duyệt Internet Explorer được hầu hết mọi người trên thế giới sử dụng trước đó. Sau đó, Pichai tiếp tục được giao nhiệm vụ giám sát các ứng dụng như Gmail, tiếp theo là hệ điều hành điện thoại phổ biến Android.

Con đường thăng tiến của Pichai

sundar pichai va hanh trinh tu cau be ngheo tro thanh ceo cua google

Cuối năm 2008, Sundar Pichai được thăng chức Phó chủ tịch phát triển sản phẩm và bắt đầu xuất hiện tại nhiều buổi thuyết trình của Google. Năm 2012, ông trở thành Phó chủ tịch cấp cao của Chrome và Apps. Trong vòng một năm, Sundar được giao nhiệm vụ phát triển Android mà trước đó do Andy Rubin quản lý.

Sundar bắt đầu phát triển Android One - dự án được thiết kế để cung cấp cho điện thoại thông minh với giá cả phải chăng trên thị trường. Sản phẩm nhanh chóng sở hữu 5 tỷ người người dùng và trong một khoảng thời gian ngắn Sundar lại được thăng chức làm Giám đốc sản phẩm.

Danh tiếng của Sundar đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các gã khổng lồ công nghệ khác như nhận được lời mời từ Twitter để lên làm Phó Chủ tịch Sản phẩm, và sau đó là hấp dẫn hơn là làm CEO mới của Twitter. Không những thế Pichai còn được cân nhắc kế thừa Steve Ballmer với tư cách CEO của Microsoft trước cả Satya Nadella bây giờ.

Thế nhưng đây cũng là thời gian Google chuẩn bị tiềm lực cho công ty mẹ Alphabet, Larry Page quyết định giữ "nhân tài" Pichai bên mình bằng cách trả cho ông 50 triệu USD và trao cho ông vị trí CEO mới của Google - công ty lớn nhất dưới Alphabet.

Nhà ngoại giao tài ba

Sundar là một trong những chuyên gia toàn diện nhất khi luôn có cái nhìn linh hoạt về các sản phẩm và ý tưởng kinh doanh. Ông được coi là Larry Page thứ hai, nhưng là một phiên bản hoàn hảo hơn.

Một số đồng nghiệp mô tả Pichai trong giới truyền thông là một nhà ngoại giao có tay nghề cao, cùng với "cộng sự đắc lực" Caesar Sengupta - Phó Chủ tịch Google và là người đã làm việc với ông trong 8 năm liền. Điều này thể hiện rõ ràng nhất là trong sự hợp tác của Google với Samsung vào năm 2014.

2 "gã khổng lồ" đã đẩy mạnh quan hệ hợp tác lâu dài bằng việc kí kết thỏa thuận cấp phép chéo bằng sách chế cho nhau. Danh mục các bằng sáng chế được cấp phép không chỉ về thiết bị di động mà còn ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Bản cam kết có hiệu lực trong vòng 10 năm.

Sự hợp tác này không chỉ mở đường cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm và công nghệ trong tương lai, mà còn giảm thiểu tối đa số vụ kiện liên quan đến bằng sáng chế. Thỏa thuận này cũng được coi là một cú tát vào mặt Apple - đối thủ đáng gờm của Samsung trong tất cả các vụ kiện về bằng sáng chế năm qua.

Theo Pichai, đây là "sự hợp tác chặt chẽ để phát triển những trải nghiệm dành cho người dùng hơn bao giờ hết. Đối với tôi, điều quan trọng trong phát triển công nghệ để tất cả mọi người trên thế giới được sử dụng nó một cách công bằng. Đây cũng là lý do tại sao tôi muốn Google có thêm nhiều đầu tư hơn vào những dự án thúc đẩy việc truy cập nhanh và khả năng kết nối dễ dàng hơn".

Hiện tại, Google đang nằm trong Top 3 các thương hiệu giá trị nhất trên thế giới với trị giá 85 tỷ USD, thế nhưng CEO Sundar Pichai vẫn không ngừng nỗ lực nhằm đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo hơn cho công chúng để đưa công ty lên một tầm cao mới. Câu chuyện của Sundar Pichai là nguồn cảm hứng cho những ai muốn đạt được thành công ngay cả trong những tình huống khó khăn và khởi đầu rất thấp, miễn là bạn đủ kiên trì và quyết đoán để theo đuổi đam mê.

Xem thêm

Quỳnh Như