|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Sức mua điện thoại giảm sút, lợi nhuận Digiworld quý II giảm 39%

09:15 | 28/07/2023
Chia sẻ
Sau hai quý, Digiworld mới hoàn thành 22% mục tiêu lợi nhuận, 43% kế hoạch doanh thu năm trong bối cảnh sức mua của người tiêu dùng giảm sút.

Theo BCTC quý II của CTCP Thế Giới Số (Digiworld - Mã: DGW), doanh thu thuần ghi nhận 4.596 tỷ đồng giảm 6% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp tăng từ 7 % lên 9%.

Về cơ cấu doanh thu, mảng điện thoại di động vẫn là nguồn thu chính của công ty với 2.190 tỷ đồng, giảm 19% so với cùng kỳ. Tiếp theo là mảng máy tính xách tay với 1.342 tỷ đồng, tăng 19% so với quý II/2022.

Trong kỳ, các chi phí như tài chính, quản lý doanh nghiệp đều tăng. Đặc biệt, chi phí bán hàng tăng 106% lên 242 tỷ đồng. Kết quả, lãi ròng đạt 83 tỷ đồng, giảm 39% so với quý II/2022.

Luỹ kế 6 tháng, Digiworld đạt 8.556 tỷ doanh thu thuần, 162 tỷ lãi ròng giảm lần lượt 28%, 53% so với cùng kỳ.

Năm nay, công ty đặt mục tiêu 20.000 tỷ đồng doanh thu giảm 9%, lợi nhuận sau thuế là 400 tỷ đồng giảm 42% so với năm 2022. Với 87 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, Digiworld mới hoàn thành 22% kế hoạch lợi nhuận, 43% chỉ tiêu doanh thu.

Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ BCTC.

Tại ngày 30/6, tổng tài sản của công ty đạt 6.560 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Khoản tiền, tương đương tiền, tiền gửi ngân hàng khoảng 963 tỷ đồng tăng 16% so với đầu năm.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản (40%) là hàng tồn kho với 2.593 tỷ đồng, giảm 20% so với đầu năm.  Công ty trích lập dự phòng hàng tồn kho gần 166 tỷ đồng.

Cuối quý II, khoản phải thu ngắn hàng của khách hàng 2.228 tỷ đồng, tăng 49% so với đầu năm. Trong đó, Digiworld phải thu của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã: MWG) là 750 tỷ đồng, CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail - Mã: FRT) là 215 tỷ đồng, CTCP Thương mại và Dịch vụ Phong Vũ với 119 tỷ đồng.

Nguồn: Thuyết minh BCTC.

Cuối kỳ, tổng nợ vay của Digiworld khoảng 2.131 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn từ các ngân hàng. Vốn chủ sở hữu đạt 2.553 tỷ đồng bao gồm 842 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Trong cuộc họp trực tuyến với chuyên viên phân tích SSI Research hồi tháng 6, lãnh đạo Digiworld tiết lộ, các sản phẩm của Apple đang chiếm 20% tổng doanh thu của công ty. Song, mới đây, Apple đã ra mắt cửa hàng trực tuyến chính thức vào tháng 5, cho phép người tiêu dùng mua sản phẩm trực tiếp từ hãng. Đồng nghĩa với việc bỏ qua các đại lý phân phối (DGW, PET, FPT Synnex, Viettel) và các doanh nghiệp bán lẻ (MWG, FRT).

Tuy nhiên, dưới góc nhìn lạc quan của Digiworld, các chuỗi bán lẻ vẫn “sống khoẻ” dù Apple có mở cửa hàng trực tuyến. Vì người tiêu dùng có thể mua iPhone với giá rẻ hơn do các chuỗi bán lẻ thường có chương trình giảm giá trong khi cửa hàng trực tuyến chính thức của Apple hay bán với giá niêm yết (không giảm giá). Ngoài ra, cơ sở hạ tầng logistics ở Việt Nam chưa phát triển nên người tiêu dùng vẫn lo ngại khi mua các mặt hàng có giá trị cao theo hình thức trực tuyếnthay vào đó là mua trực tiếp cửa hàng.

Do đóviệc ra mắt cửa hàng trực tuyến chính thức của Apple không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các đại lý phân phối hoặc doanh nghiệp bán lẻ, mà là để giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ đặc thù tới người tiêu dùng, như các dịch vụ Vision Pro và Apple Entertainment”, Digiworld nêu quan điểm.

Dự báo về nửa cuối năm 2023, ban lãnh đạo Digiworld kỳ vọng doanh thu có thể phục hồi so với nửa đầu năm nhờ Apple ra mắt iPhone 15 vào tháng 10 và doanh thu máy tính xách tay cao hơn vào mùa tựu trường.

Trước đó, iPhone 14 được ra mắt vào quý I/2023, muộn hơn kế hoạch ban đầu là vào quý IV/2022 do gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc và người tiêu dùng chuyển sang mua sản phẩm iPhone xách tay để đáp ứng nhu cầu. Do đó, khi iPhone 14 được nhập khẩu chính thức vào quý I, nhu cầu tiêu thụ khá yếu.

Song, Digiworld cũng cho rằng, doanh thu nửa cuối năm 2023 có thể vẫn thấp hơn nửa cuối năm 2022.  Chính phủ đã ban hành các đợt cắt giảm lãi suất điều hành nhưng lãi suất cho vay tiêu dùng thực tế vẫn ở mức cao do rủi ro cá nhân không trả được nợ tăng.

Vì thếban lãnh đạo công ty cho rằng, có thể cần thêm một thời gian nữa để việc cắt giảm lãi suất thực sự hỗ trợ phục hồi nền kinh tế và tiêu dùng.

Lâm Anh

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).