Sức hút ngày càng lớn từ 'vàng theo tiêu chuẩn đạo đức' đối với các 'đại gia' hàng hiệu
Năm ngoái, Chopard, nhà sản xuất cúp Cành cọ vàng cho Liên hoan phim Cannes, trở thành doanh nghiệp nổi tiếng đầu tiên sử dụng vàng "tuân thủ 100% các tiêu chuẩn đạo đức. Ban lãnh đạo Chopard khẳng định từ nay họ chỉ sử dụng vàng từ các nhà cung cấp có chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm giảm thiểu tác động môi trường trong quy trình khai thác vàng, theo AFP.
Tiêu chuẩn đối với "hoạt động sản xuất vàng có đạo đức"
Để xác nhận vàng có nguồn gốc khai khác trách nhiệm và thân thiện với môi trường, người ta căn cứ vào hai nhãn mác. Một nhãn mác có tên "Fairmined" (khai thác công bằng) do Liên minh Khai thác có trách nhiệm (ARM), một tổ chức phi chính phủ ở Colombia, chứng nhận. Nhãn mác còn kia, phổ biến hơn, có tên gọi "fairtrade" (thương mại công bằng) do Quỹ Max Havelaar sở hữu. Quỹ tập hợp 23 sáng kiến về gắn nhãn và chứng chỉ thương mại công bằng cho các nhà sản xuất khắp châu Âu, châu Á, Mỹ Latin, Bắc Mỹ, châu Phi, Australia và New Zealand.
"Fairmined" và "Faritrade" đều ủng hộ các mỏ vàng thủ công sử dụng các phương pháp khai thác giúp bảo tồn môi trường và bảo đảm các điều kiện làm việc và thu nhập thỏa đáng cho công nhân.
Một thỏi vàng với chứng nhận "Khai thác có trách nhiệm". Ảnh: eco-age.com
Sản lượng vàng theo các tiêu chí của hai nhãn mác vẫn tương đối thấp, chỉ khoảng vài trăm kg trên tổng sản lượng 3.300 tấn vàng mà con người khai thác mỗi năm.
Tuy nhiên, con số có thể tăng nhanh khi ngày càng nhiều khách hàng giàu quan tâm đến nguồn gốc của vàng sử trong những món nữ trang và phụ kiện mà họ định mua. Những khách hàng như vậy muốn bảo đảm rằng vàng nữ trang của họ không xuất phát từ các mỏ bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường và công nhân ở các mỏ đó không bị phải bán sức lao động một cách rẻ mạt.
Nhằm thỏa mãn mối quan tâm mới của khách hàng, nhiều nhà sản xuất nữ trang muốn có khả năng truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng, đặc biệt những nhà cung cấp có giấy chứng nhận của Hội đồng Nữ trang trách nhiệm (RJC). Các thành viên RJC phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe về đạo đức, quyền con người, một tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức bảo vệ môi trường và hoạt động xã hội.
Sự thay đổi tư duy của các tập đoàn lớn
Tập đoàn hàng hiệu Kering (Pháp) khẳng định từ năm 2015, họ mua hơn 3,5 tấn vàng có giấy chứng nhận"sản xuất có trách nhiệm" để sử dụng cho các thương hiệu Boucheron, Pomellato, Dodo và Gucci. Kering cam kết sử dụng 100% vàng có nguồn gốc từ những mỏ sản xuất theo tiêu chuẩn đạo đức vào năm 2020.
"Chúng tôi đang cố gắng tối đa hóa tỷ lệ vàng 'fairmined' và 'fairtrade' nhưng sản lượng của chúng vẫn còn quá nhỏ trước nhu cầu quá lớn. Vì thế, phần lớn nguồn cung ứng của chúng tôi vẫn là vàng tái chế do Chuỗi giám sát của RJC chứng nhận", Claire Piroddi, Giám đốc bền vững của mảng kinh doanh trang sức và đồng hồ của Kering, thừa nhận.
Một thợ chế tác xử lý vàng bằng khuôn ở Pari hôm 18/2. Ảnh: AFP
Clarie Piroddi nói vàng gắn mác 'fairmined' hay 'fairtrade' thường đắt hơn 10-12% so với mặt bằng chung nhưng vàng tái chế hầu như không gây tốn kém thêm nhiều vì chúng vốn được tinh luyện để phục vụ cho "đời sống trước đây" dưới dạng trang sức hay linh kiện của một sản phẩm công nghệ.Thương hiệu nữ trang Courbet (Pháp) cũng cam kết họ chỉ sử dụng vàng từ rác thải công nghiệp và điện tử.
"Chúng tôi không muốn khuyến khích hoạt động khai thác hay sử dụng vàng mới được khai thác gần đây nên chúng tôi tìm các nhà cung cấp tái chế vàng từ các card đồ họa hay các bộ vi xử lý máy tính, vì chúng tôi nhận ra rằng đến nay, hơn một nửa trữ lượng vàng của thế giới đã được khai thác", Marie-Ann Wachtmeister, người đồng sáng lập kiêm giám đốc nghệ thuật Courbet, lập luận.
Wachtmeister nói thêm rằng, tại một hầm mỏ, một tấn đất đá chỉ chứa khoảng 5 gram vàng, trái lại, một tấn rác thải điện tử có thể chứa đến 200 gram vàng.
Hãng nữ trang Ponce (Pháp) cũng chỉ sử dụng vàng tái chế để sản xuất 45.000 nhẫn vàng mỗi năm.
"Nếu muốn công việc vận hành tốt, chúng ta hãy làm việc tận tâm và tôn trọng thiên nhiên. Phương châm này khả thi vì ngày nay, toàn bộ chuỗi cung ứng vàng đã được tiêu chuẩn hóa", Thierry Lemaire, Tổng giám đốc hãng nữ trang Ponce, phát biểu.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/