'Sứ giả thị trường' cho ngành nông nghiệp
Xuất khẩu nông, thủy sản: Nông nghiệp ngóng Công Thương? | |
Xuất khẩu gạo không còn là 'át chủ bài' của ngành nông nghiệp Việt |
Hội nghị Tham tán Thương mại 2018 - Ảnh: TD. |
Mục tiêu nông sản xuất khẩu 40 tỉ đô
Sáng 8-2, gần 70 tham tán thương mại của Việt Nam đã tham dự Hội nghị Tham tán thương mại 2018. Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức.
Theo bộ nông nghiệp, trong năm 2017, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp đã tăng 3,16% so với năm 2016; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 36,37 tỉ đô la Mỹ. Trong năm 2018, toàn ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành tăng khoảng 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt từ 3,3 – 3,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 40 tỷ đô la Mỹ.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên là không dễ dàng. Theo Trần Văn Công, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT, các nước ngày càng gia tăng bảo hộ đối với sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trong nước, kể cả các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…
Hơn nữa, việc đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam vào các thị trường gặp rất nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian, trung bình từ 5 đến 7 năm trên mỗi sản phẩm.
Chưa kể, các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập khẩu ngày càng cao. Những thị trường trước đây có tiêu chuẩn không cao như: Trung Quốc, Ấn Độ…cũng xây dựng các tiêu chuẩn cao đối với hàng hóa nông sản nhập khẩu.
Bên cạnh đó, sự canh tranh các mặt hàng nông nghiệp về giá, chất lượng, mẫu mã, an toàn thực phẩm ngày càng lớn. Việc trao đổi, kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp tại các thị trường tiềm năng như Trung Đông, Châu phi gặp nhiều khó khăn, do khác biệt về phương thức thương mại.
Theo ông Công, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT và các Tham tán Thương mại tại các nước trong việc cung cấp thông tin như những chính sách mới của các nước, nhu cầu sản phẩm của các nước, cung cấp các thông tin theo đề nghị của Tham tán Thương mại chưa kịp thời…; phối hợp trong giải quyết tranh chấp thương mại; tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp trong các hoạt động đầu tư, quảng bá, giới thiệu sản phẩm… vẫn còn nhiều hạn chế.
Chính vì vậy, tại Hội nghị, Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường mong các tham tán cung cấp thông tin về thị trường, công nghệ, xu hướng thị trường… tham mưu của các tham tán là rất quan trọng với ngành nông nghiệp.
Giảm phí vận tải, tăng cường đàm phán
Nói về thị trường Nhật Bản, ông Phạm Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đã được Nhật Bản cấp phép nhưng chi phí vận chuyển hoa quả, nông sản tới Nhật Bản còn cao. Chúng ta phải giảm giá thành vận chuyển.
Bên cạnh đó, kinh phí quảng bá sản phẩm Việt Nam tại Nhật còn hạn chế. Do vậy, cần có thêm kinh phí để quảng bá nông sản, mở rộng kênh phân phối.
Với thị trường Nhật, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đặt hàng tham tán tại Nhật Bản nghiên cứu, giúp Việt Nam xuất khẩu trứng sang thị trường tiềm năng và khó tính này. Bên cạnh đó, tìm hiểu về công nghệ bảo quản hoa quả có múi của Nhật Bản, giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhập về, bảo quản, tăng cường chất lượng hoa quả.
Tại thị trường Úc, bà Nguyễn Hoàng Thúy, Tham tán thương mại Việt Nam tại Úc cho rằng, việc mở cửa thị trường Úc gặp nhiều khó khăn và thời gian kéo dài. Ví dụ quả vải kéo dài tới 12 năm. Trước đây, Việt Nam mở cửa ồ ạt cho 38 loại hoa quả của Úc mà không có điều kiện. Hiện nay, vấn đề đặt ra là mở cửa phải có sự trao đổi qua lại, ta mở cửa cho Úc trái cherry, Úc mở cửa cho chúng ta xoài, thanh long…
Hơn nữa, bà Thúy cho rằng, khi chúng ta mở cửa mặt hàng nào hoặc cấm một mặt hàng nào đó, Bộ NN&PTNT cần cung cấp thông tin cho tham tán thương mại, để cung cấp thông tin cho phía bạn, tăng cường trao đổi với phía Úc.
Với thị trường Úc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cương cho biết, việc xuất khẩu tôm nguyên con là rất quan trọng. Thị trường Úc không lớn nhưng vào được thị trường này, chúng ta có thể mở cửa được nhiều thị trường khác.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/