|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sự ảo tưởng có thể hạ gục những startup phát triển nhanh - Bài học từ thương hiệu thời trang Bò Sữa

16:42 | 16/10/2018
Chia sẻ
Mở rộng thương hiệu không đúng thời điểm là lý do khiến thương hiệu thời trang Bò Sữa lâm vào cảnh khủng hoảng trầm trọng sau khi phát triển “như diều gặp gió”.
 

Hành trình khởi nghiệp từ chiếc áo phông

Bò Sữa là thương hiệu thời trang quen thuộc với nhiều bạn trẻ. Bắt nguồn từ những chiếc áo phông in hình, Bò Sữa trở thành một trong những hãng thời trang “made in Vietnam” cho giới trẻ hàng đầu với 25 điểm bán hàng trên khắp thủ đô Hà Nội, thành phố Bắc Ninh, Hạ Long, Thanh Hóa, Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đỗ Việt Anh – người sáng lập Công ty Boo - cho biết, nhiều người nhầm lẫn sản phẩm vì anh đặt tên thương hiệu là Bò Sữa. Cái tên bắt nguồn từ cửa hàng thời trang nhỏ do anh mở vào năm 2003. Sau 6 năm buôn bán quần áo nhập khẩu, anh quyết định thành lập doanh nghiệp tự sản xuất sản phẩm. Nếu sữa là thành quả tinh túy nhất của con bò, thì Bò Sữa chính là đứa con tinh thần sau nhiều năm lăn lộn kinh doanh của ông chủ trẻ.

bay ao tuong do phat trien qua nhanh cua thuong hieu thoi trang bo sua
Đỗ Việt Anh - người sáng lập thương hiệu thời trang Bò Sữa - từng chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp trong Đường đến thành công.

Với quan điểm nên bắt đầu từ những thứ đơn giản nhất, Việt Anh lựa chọn áo phông làm điểm xuất phát. Anh nhận định áo phông là sản phẩm dễ bán, tiếp thị vì mỗi người đều có tối thiểu một chiếc trong tủ quần áo. Đặc biệt, sản phẩm có thể truyền tải những hình ảnh gần gũi, thông điệp cuộc sống.

Khủng hoảng do rơi vào “bẫy” kinh doanh

Bò Sữa phát triển như “diều gặp gió” sau lần ra mắt năm 2009. Tuy nhiên, thương hiệu nhanh chóng lâm cảnh khủng hoảng do rơi vào “bẫy” kinh doanh. Việt Anh chia sẻ, sự phát triển thần tốc khiến anh ảo tưởng anh có thể làm nhiều thứ. Nhìn thấy tiềm năng trong phân khúc thời trang trẻ em, cà phê thời trang, anh mở thêm thương hiệu Infamous, Bé Sữa, Boo Café khi công ty chưa sẵn sàng về nguồn lực tài chính, con người, kinh nghiệm quản trị.

“2016 là năm đau đớn nhất trong sự nghiệp vì chính tay tôi phải bỏ những dự án mà cả đội ngũ vất vả xây dựng. Vì lỗ, tôi lần lượt đóng cửa Infamous, Bé Sữa, Boo Café, chỉ giữ lại thương hiệu mạnh nhất là Bò Sữa để tiếp tục sống sót. Nghĩ rằng mình có thể làm nhiều thứ là cái “bẫy” mà nhiều startup mắc phải”, Việt Anh trải lòng.

Năm 2017, Bò Sữa phục hồi kỳ diệu và hoạt động ổn định trở lại. Đặc biệt, một quỹ đầu tư đã rót vốn giúp công ty mở rộng thị trường, phát triển mạnh mẽ vào năm nay.

Đồng hành cùng chiến dịch bảo vệ môi trường

Hiểu rằng ngành thời trang tàn phá thiên nhiên chỉ sau ngành dầu, ga, nên CEO Việt Anh mong muốn truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường qua các sản phẩm Bò Sữa. Anh thành lập dự án Bò Sữa Xanh để xanh hóa Bò Sữa. Cụ thể, công ty áp dụng chương trình giảm giá khi khách hàng cầm theo túi giấy của thương hiệu cho lần mua sau, tái sử dụng túi nylon và đưa chất liệu bông organic (tự nhiên) vào sản xuất.

bay ao tuong do phat trien qua nhanh cua thuong hieu thoi trang bo sua
Sản phẩm áo thương hiệu Bò Sữa. Ảnh: Bò Sữa by Boo.

“Yếu tố giúp Bò Sữa vượt qua sóng gió, đứng vững trên thị trường là sản phẩm. Từng chiếc áo của thương hiệu đều mang ba giá trị cốt lõi là sáng tạo, tinh thần trẻ, khai thác những điều gần gũi trong cuộc sống. Thổi hồn vào sản phẩm là cách tạo ra giá trị thực sự, tốt hơn giá trị ảo do marketing đem lại”, Việt Anh khẳng định.

Ngoài công việc hiện tại, doanh nhân trẻ tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường với đối tác trong và ngoài nước. Anh tin rằng, kinh doanh không chỉ tạo ra lợi nhuận, mà còn đóng góp xã hội, truyền cảm hứng tích cực tới giới trẻ.

Xem thêm

Bùi Mến

NHNN cho vay nhiều nhất trong 7 năm trên kênh OMO, nâng lãi suất lên 4,25%
Ngày 23/4, NHNN đã có động thái nâng lãi suất và kỳ hạn và quy mô cho vay qua kênh OMO. Trong đó, tổng giá trị cho vay trong phiên đạt mức cao nhất trong vòng hơn 7 năm.