|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Sợi Thế Kỷ đối mặt thách thức từ nhà sản xuất Trung Quốc và lo ngại bất ổn kinh tế toàn cầu

07:42 | 01/08/2019
Chia sẻ
Tăng trưởng kinh doanh của Sợi Thế Kỷ bị giới hạn bởi việc các nhà sản xuất sợi Trung Quốc thực hiện bán phá giá nhằm giải phóng hàng tồn.

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng kết quả kinh doanh 2019

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư của CTCP Sợi Thế Kỷ (Mã: STK) mới đây, ban lãnh đạo công ty cho biết, trong bối cảnh lo ngại về các bất ổn toàn cầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, kim ngạch nhập khẩu tại các thị trường lớn ít nhiều có sự ảnh hưởng.

Riêng thị trường Mỹ vẫn đạt mức tăng trưởng tích cực có thể là do các nhà nhập khẩu tranh thủ mua hàng trước lo ngại mức thuế quan nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dệt may tại Mỹ, châu Âu và Nhật trong 5 tháng đầu năm 2019 lần lượt là 6,3%, -0,2% và 0,6% so với cùng .

Đáng chú ý, xuất khẩu dệt may của Việt Nam nhờ xu hướng chuyển dịch đơn hàng vẫn tăng trưởng tích cực hơn so với tăng trưởng toàn cầu.

Trong đó, xuất khẩu dệt may sang các thị trường Mỹ, châu Âu và Nhật trong 5 tháng đầu năm 2019 lần lượt đạt 11,9%, 3,3% và 15,4% so với cùng .

Tuy nhiên, kim ngạch xuất của lĩnh vực dệt sợi của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn và có thể kéo dài đến hết năm 2019 khi xuất khẩu sợi của Việt Nam 6 tháng cuối năm giảm 23,1% về sản lượng và giảm 19,8% về kim ngạch so với cùng .

Lo ngại về suy giảm về nhu cầu tiêu dùng từ ảnh hưởng từ các bất ổn kinh tế toàn cầu trong tương lai với các rủi ro từ chiến tranh Mỹ- Trung, xu hướng bảo hộ trong thương mại quốc tế khiến nhà sản xuất/nhãn hàng cắt giảm hoặc tạm thời hoãn các đơn hàng, trong đó ngành sợi sẽ là ngành chịu tác động đầu tiên.

Ban lãnh đạo cho biết, tăng trưởng kinh doanh của Sợi Thế Kỹ vẫn đang tích cực dù bị giới hạn bởi việc các đối tác bị tác động từ lo ngại các bất ổn kinh tế toàn cầu sắp tới cũng như việc các nhà sản xuất sợi Trung Quốc thực hiện bán phá giá nhằm giải phóng hàng tồn.

Doanh thu 6 tháng đầu năm giảm do tổng sản lượng tiêu thụ giảm 15% so với cùng kì, trong khi giá bán bình quân tăng 8,6% chủ yếu do giá nguyên vật liệu tăng trong bối cảnh giá dầu thế giới đầu năm nay tăng.

Cụ thể, sản lượng sợi nguyên sinh, sản phẩm dễ chịu cạnh tranh về giá từ các nhà sản xuất Trung Quốc (chiếm 80% xuất khẩu sợi polyester toàn cầu) có mức suy giảm 27% trong khi sợi tái chế với xu hướng chuyển dịch từ các thương hiệu toàn cầu như Nike, Adidas, … có mức sản lượng tiêu thụ tăng 118% so với cùng kì.

Biên lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 16,2% nhờ việc cải thiện tỷ trọng doanh thu của sản phẩm sợi tái chế với mức biên gộp tốt hơn.

stks

Nguồn: Sợi Thế Kỷ

Tiềm năng tăng trưởng trung dài hạn được hỗ trợ từ dự án liên doanh dệt may và polymerization

Ban lãnh đạo cho biết, trong trung hạn, công ty đang làm việc với các đối tác sản xuất vải và may mặc FDI nhằm thành lập một tổ hợp liên kết chuỗi từ sợi đến may mặc.

Trong đó, Sợi Thế Kỷ sẽ đầu tư và chịu trách nhiệm khâu sản xuất sợi cho liên doanh trên, dự kiến khởi công vào năm 2021.

Về dài hạn, kế hoạch đầu tư khu tổ hợp sản xuất sợi theo phương pháp Direct Spinning được vọng giúp Sợi Thế Kỷ tăng trưởng về sản lượng và tiết giảm giá thành sản xuất nhờ lợi thế về quy mô và nguyên liệu đầu vào.

Với dự án này, sợi sẽ được sản xuất trực tiếp từ nguyên liệu dầu với quy mô lớn thay vì hạt chip như phương thức sản xuất hiện tại của Sợi Thế Kỷ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thông tin chi tiết hơn về hai dự án trên vẫn chưa được công bố.

Thu Hoài