|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Sở Xây dựng Hà Nội chỉ rõ nguyên nhân vi phạm đất rừng Sóc Sơn

20:09 | 03/12/2018
Chia sẻ
Trước việc vi phạm trật tự xây dựng tại rừng Sóc Sơn, ông Đào Việt Dũng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm là do quy định pháp luật còn hạn chế.
so xay dung ha noi chi ro nguyen nhan vi pham dat rung soc son Huyện Sóc Sơn lên kế hoạch cưỡng chế công trình 'xẻ thịt' đất rừng
so xay dung ha noi chi ro nguyen nhan vi pham dat rung soc son 45 trường hợp xẻ đất rừng Sóc Sơn bị ‘lên thớt’
so xay dung ha noi chi ro nguyen nhan vi pham dat rung soc son Biệt thự nguy nga trên đất rừng Sóc Sơn: Tháo dỡ 27 công trình
so xay dung ha noi chi ro nguyen nhan vi pham dat rung soc son
Công trình sai phạm tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn vẫn chưa bị cưỡng chế (ảnh chụp sáng 13/11). (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Trước việc vi phạm trật tự xây dựng tại rừng Sóc Sơn, ông Đào Việt Dũng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm là do quy định pháp luật còn hạn chế, chưa bao trùm được thực tế.

Theo ông Dũng, khi phát hiện công trình vi phạm lực lượng sẽ đình chỉ 60 ngày để hoàn thiện thủ tục, giấy phép nhưng lực lượng giám sát không có nên rất nhiều trường hợp bị đình chỉ vẫn cố tình xây dựng trở lại.

Cũng theo Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, nguyên nhân nữa là việc phát hiện ở địa bàn còn yếu, để vi phạm lớn mới xử lý và trở thành rất khó. Gần đây tại địa bàn thành phố Hà Nội, tình trạng vi phạm xây dựng trên đất nông lâm nghiệp diễn biến phức tạp.

Theo quy định của Luật Xây dựng, đất lâm nghiệp không phải đất cấm xây dựng nên trong quá trình xử lý sai phạm ở Sóc Sơn, lực lượng thanh tra phải áp dụng xử lý theo quy định về đất đai rất phức tạp.

Cho biết về việc tại sao nhiều hộ dân ở Sóc Sơn xây dựng công trình trên đất rừng nhưng không phải xin phép xây dựng, ông Trần Việt Trung, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, theo quy định của pháp luật, từ ngày 1/1/2015, xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn không còn cần giấy phép xây dựng.

Vi phạm rõ ràng phải xử lý nhưng lại không có chế tài, cũng là nguyên nhân khiến hơn 5% công trình vi phạm xây dựng chưa được xử lý.

Từ thực tế trên, Sở Xây dựng đề nghị thành phố Hà Nội kiến nghị cơ quan có thẩm quyền phân định rõ chức năng của từng lực lượng trong việc quản lý xây dựng trên đất nông nghiệp và đất rừng, đồng thời bổ sung đất nông nghiệp, lâm nghiệp vào các loại đất cấm xây dựng.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay, các đội quản lý trật tự xây dựng quận, huyện đã kiểm tra 100% công trình trên địa bàn, phát hiện, lập hồ sơ vi phạm 891 trường hợp, chiếm 5,38%. Tỷ lệ các công trình vi phạm đã giảm mạnh so với các năm trước (năm 2016 là 13,5%; năm 2017 giảm xuống 10,9%; năm 2018 chỉ còn 5,28%).

Xem thêm

Mạnh Khánh