Số phận của TikTok là điềm xấu cho sự trỗi dậy của Trung Quốc
Có vẻ như vật cản lớn nhất đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là cường quốc công nghệ toàn cầu lại là chính phủ nước này. Chừng nào các nước trên thế giới còn ngờ vực Trung Quốc, họ sẽ còn lo ngại việc Bắc Kinh sử dụng doanh nghiệp nội địa để thu thập thông tin về người dùng, định hình truyền thông và can thiệp vào cơ sở hạ tầng trọng yếu.
Nếu doanh nghiệp Trung Quốc không được phép mở rộng toàn cầu, Trung Quốc sẽ mãi bị mắc kẹt trong một bong bóng tù túng và không lớn mạnh thực sự được. Đó chính là điều nguy hiểm thực sự về thế khó hiện nay của những công ty như TikTok, WeChat và Huawei.
Hôm 6/8, Tổng thống Donald Trump ban hành lệnh cấm mọi công dân Mỹ làm ăn với ByteDance (công ty mẹ của TikTok) và ứng dụng WeChat của tập đoàn Tencent sau 45 ngày, tức là bắt đầu từ 21/9.
Động thái của ông Trump diễn ra sau khi TikTok và WeChat bị cấm cửa tại Ấn Độ. Mới tháng trước, Anh trở thành nước mới nhất cấm Huawei tham gia mạng lưới 5G của nước này.
Chính quyền ông Trump có vẻ sẽ còn tiến xa hơn. Tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo chương trình "Mạng lưới trong sạch" để xóa sạch công nghệ Trung Quốc khỏi mạng lưới truyền thông Mỹ.
Theo Bloomberg, Trung Quốc đã tự rót hàng tỉ USD để hỗ trợ ngành công nghệ nước nhà, từ chip điện tử cho đến xe điện nhằm thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp và biến đất nước thành cường quốc công nghệ.
Một trường phái tư tưởng lập luận rằng gia tăng áp lực từ phương Tây sẽ đẩy nhanh tiến trình công nghệ của Trung Quốc. Nguyên nhân là sức ép từ phương Tây càng thúc đẩy Bắc Kinh đầu tư vào các chương trình do nhà nước dẫn dắt và châm ngòi chủ nghĩa dân tộc trong giới doanh nhân công nghệ.
Tuy nhiên lối suy nghĩ này đã bỏ sót những tổn thất to lớn mà Trung Quốc sẽ đánh mất nếu không còn được tiếp cận thị trường toàn cầu. Các nền kinh tế mới nổi vươn lên vị thế giàu có đều đã được hưởng lợi cực kì lớn khi để doanh nghiệp nước họ cạnh tranh ở thị trường nước ngoài.
Hàn Quốc sẽ không thể trở thành đất nước giàu có như ngày nay nếu thiếu vắng sự phát triển của Samsung - công ty sản xuất smartphone và chip hàng đầu thế giới.
Lượng vốn cần thiết để cạnh tranh trong ngành công nghệ là rất lớn, do đó, việc đầu tư vào ngành này khả thi hơn nhiều nếu doanh nghiệp có thể khai thác nhu cầu toàn cầu.
Tính cấp thiết của việc xuất khẩu khiến Samsung và các doanh nghiệp Hàn Quốc khác sớm phải đối mặt với cuộc chiến cạnh tranh toàn cầu khắc nghiệt. Ban đầu, Samsung là nhà sản xuất đồ điện tử giá rẻ, nhưng áp lực từ các đối thủ Nhật Bản đã buộc công ty chuyển sang các sản phẩm kĩ thuật số chất lượng cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc càng tiến bộ, toàn bộ nền kinh tế cũng phát triển theo.
Nguy cơ bị cô lập như một hòn đảo
Trong kỉ nguyên kĩ thuật số, sự hiện diện toàn cầu có vai trò quan trọng không kém gì thời thời kì công nghiệp. Tiếp cận công chúng quốc tế cung cấp cho các ứng dụng cơ hội thu hút người dùng, quảng cáo và đặc biệt là dữ liệu – huyết mạch của công nghệ mới. Đây rõ ràng là điều nhà đầu tư nghĩ. Cổ phiếu Tencent lao dốc ngay hôm 7/8 sau khi lệnh cấm của ông Trump được công bố.
Không thể phủ nhận rằng thị trường nội địa của Trung Quốc đủ lớn để duy trì các doanh nghiệp công nghệ lớn, điều mà các nền kinh tế nhỏ không thể thực hiện được.
Ngoài ra, không phải mọi quốc gia đều cấm công nghệ Trung Quốc. 53 nước thành viên Liên Hợp Quốc ủng hộ luật an ninh quốc gia Bắc Kinh áp đặt lên Hong Kong, trái ngược với sự chỉ trích mạnh mẽ từ phương Tây. Tuy nhiên, 53 quốc gia trên chỉ chiếm 4% GDP thế giới, hãng nghiên cứu Capital Economics chỉ ra.
Theo Bloomberg, một trong những lí do nền kinh tế Mỹ duy trì được vị thế thống trị là vì thế giới vẫn sử dụng các ứng dụng, thiết bị, hệ điều hành và chip của Mỹ. Nếu doanh nghiệp Trung Quốc bị cấm cửa khỏi thị trường quốc tế, Trung Quốc có thể mặc kẹt với vị thế cường quốc công nghệ hạng hai, không thể thiết lập tiêu chuẩn cho thế giới.
Tệ hơn nữa, sản phẩm công nghệ Trung Quốc có thể bị nội địa hóa đến mức không thể sống sót ở bất kì thị trường nào khác. Trung Quốc có thể biến thành hòn đảo công nghệ bị cô lập với thế giới, doanh nghiệp tập trung vào thị trường nội địa quá mức và không kết nối với xu hướng bên ngoài, cuối cùng là đánh mất khả năng cạnh tranh.
Với Đại tường lửa (Great Firewall) và các qui tắc kiểm duyệt nghiêm ngặt của Bắc Kinh, Trung Quộc hiện đã có phiên bản internet riêng, các dịch vụ phổ biến phổ biến trong nước lại không hề có chút ảnh hưởng nào ở nước ngoài.
Mục tiêu tự cung tự cấp công nghệ của chính phủ sẽ càng tăng thêm áp lực, buộc doanh nghiệp Trung Quốc phải mua sản phẩm nội địa thay vì những mặt hàng tiên tiến hơn từ nước ngoài.
Nếu không có thị trường nước ngoài, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu nhiều chi phí nghiên cứu và phát triển hơn, có thể không đủ tiềm lực để bắt kịp các đối thủ quốc tế.
Khi đó, Trung Quốc có thể ngày càng tụt hậu so với Mỹ và châu Âu. Viễn cảnh này là điều mà các nhà lãnh đạo cũng như người dân không trông đợi.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/