|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sẽ có quy định về quản lý tiền ảo, tài sản ảo

07:36 | 26/11/2016
Chia sẻ
Dù tiền ảo như bitcoin không được Ngân hàng Nhà nước công nhận và không cho phép sử dụng như một phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam nhưng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tư pháp ban hành quy định về quản lý tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử.

Bộ Tư pháp đã hoàn tất lộ trình ban đầu về việc lấy ý kiến để ban hành các quy định về quản lý tiền ảo, tài sản ảo, tiền điện tử.

Theo nội dung mà Bộ Tư pháp đưa ra, việc ban hành các nghị định này nhằm cụ thể hóa các quy định về quản lý tài sản trong Bộ luật Dân sự 2015 trong các lĩnh vực nêu trên.

Dự kiến, dự thảo Nghị định về tiền ảo dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 12-2017, dự thảo Nghị định về tài sản ảo sẽ hoàn tất vào tháng 3-2018.

Theo lập luận của Bộ Tư pháp, dù bitcoin hay các loại tiền ảo khác không được Việt Nam và nhiều quốc gia công nhận nhưng giá trị vốn hóa thị trường toàn cầu của bitcoin là hơn 10 tỉ đô la Mỹ, kéo theo đó là những tranh chấp dân sự, thương mại, tội phạm… nên không thể nằm ngoài vùng quản lý, giám sát.

Riêng tiền điện tử, năm 2009, Liên minh châu Âu đã ban hành Chỉ thị về quản lý, giám sát đối với các tổ chức phát hành tiền điện tử. Ở Anh, quy định quản lý ban hành năm 2011. Còn Trung Quốc hiện đang nghiên cứu.

Tiền điện tử là tiền có giá trị như đô la Mỹ, bảng Anh, được công nhận, được chuyển giao giá trị qua phương thức điện tử, là giá trị khả dụng được lưu trữ trong thiết bị điện tử thuộc sở hữu của khách hàng (ví dụ như thẻ điện thoại trả trước ngoài tính năng dùng để gọi điện còn có thể mua hàng trên mạng Internet, thẻ mua hàng trả trước).

Để quản lý được các loại hình tài sản, tiền trong thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay thì việc đầu tiên là Chính phủ và các cơ quan quản lý phải công nhận các loại hình này. Bởi chỉ có công nhận các loại hình giao dịch tiền, tài sản theo phương thức mới thì mới có thể tiến hành quản lý và giám sát theo các quy định của pháp luật

Lan Nhi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.