|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sau khi tàn phá Đông Nam Á, dịch ASF đang bỏ qua Triều Tiên?

08:32 | 14/10/2019
Chia sẻ
Theo các số liệu chính thức, sự lây lan của dịch lây nhiễm cao đang tàn phá khắp Đông Á đã gần như bỏ qua Triều Tiên, với một trường hợp bùng phát dịch duy nhất được báo cáo vào tháng 5. Tuy nhiên, những con heo hoang dã tại quốc gia này dấy lên lo ngại Bình Nhưỡng đang giấu một thảm hoạ dịch tả heo châu Phi (ASF).

Các quan chức Triều Tiên cho biết 5 con heo rừng được phát hiện đã chết tại hoặc gần khu vực biên giới ngăn cách hai miền liên triều trong tháng này trước khi được xét nghiệm dương tính với virus ASF

Phát hiện này phản ánh sự tự do mà động vật đi lang thang trong vùng đệm trải dài 4 km phân chia Hàn Quốc - Triều Tiên và vô tình tạo ra một công viên và nơi ẩn náu cho hệ động vật.

Nó cũng gợi ý về sự lây lan của virus nguy hiểm từ Triều Tiên, nơi các báo cáo không chính thức cho thấy căn bệnh này đang lan rộng ngoài tầm kiểm soát. 

Hàn Quốc đã triển khai các máy bay trực thăng để khử trùng các phần của hàng rào biên giới dài 250 km, gần nơi phát hiện hơn một chục trường hợp dịch bùng phát tại các trang trại kể từ khi virus này được báo cáo lần đầu tiên cách đây một tháng, theo Bloomberg.

Dịch ASF đã lan rộng ra hầu hết các khu vực của Triều Tiênheo ở tỉnh miền Tây Bình Nhưỡng đã bị xóa sổ, ông Lee Hye-hoon, Chủ tịch ủy ban tình báo quốc hội, trích dẫn Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc.

Virus ASF đã giết chết 22 con heo vào tháng 5 tại một trang trại hợp tác cách Bình Nhưỡng khoảng 260 km về phía bắc, gần biên giới với Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp Triều Tiên cho biết trong một báo cáo ngày 30/5 gửi lên Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).

Tuy nhiên kể từ đó, không có báo cáo tiếp theo cho cơ quan thú y có trụ sở tại Paris và thông tin ít ỏi về sự kiện này trên các phương tiện truyền thông nhà nước.

-1x-1

Nhân viên quây đàn heo tại một trang trại ở Paji hôm 17/9. Ảnh: Getty Image/Bloomberg.

Liên Hợp Quốc cử đại diện tới Triều Tiên

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) không có thông tin nào ngoài báo cáo mà OIE nhận được, theo bà Wantanee Kalpravidh, Giám đốc khu vực của Trung tâm khẩn cấp về các bệnh động vật xuyên biên giới (Bangkok, Thái Lan) của FAO. 

FAO đang chờ phê duyệt để gửi một đại biểu đến Triều Tiên, bà cho biết.

Sự lây lan rộng khắp của dịch ASF, được biết đến không gây hại cho con người nhưng giết chết hầu hết heo nhiễm bệnh trong một tuần, có thể khiến an ninh lương thực của Triều Tiên gặp nguy hiểm.

Sản lượng cây trồng được dự báo sẽ thấp hơn bình thường trong phần còn lại của năm 2019 do lượng mưa dưới mức trung bình và nguồn cung nước cho tưới tiêu thấp, FAO cho biết vào tháng trước. 

Khoảng 40% dân số, tương đương 10,1 triệu người, ước tính không được đảm bảo về lương thực và cần hỗ trợ lương thực khẩn cấp, theo kết quả từ đánh giá của Liên Hợp Quốc tiến hành vào tháng 4/2018.

Tình trạng đói trở nên tồi tệ hơn

Dịch ASF sẽ làm vấn đề đói và suy dinh dưỡng trở nên tồi tệ hơn, ông Cho Chunghi, người đã rời Triều Tiên vào năm 2011 sau khi dành một thập kỉ làm việc cho chương trình kiểm soát dịch bệnh động vật của chính phủ, nhận định. 

Nhiều hộ gia đình Triều Tiên nuôi heo để kiếm tiền mua gạo.

"Thịt heo chiếm khoảng 80% lượng tiêu thụ protein của Triều Tiên và với các lệnh trừng phạt toàn cầu đang diễn ra, thật khó để quốc gia này tìm được nguồn protein thay thế", ông Cho, hiện là nhà nghiên cứu tại Good Farmers, Seoul (Hàn Quốc), cho hay. 

-1x-1

Các nhân viên kiểm dịch Hàn Quốc kiểm soát con đường gần trang trại Paju hôm 17/9. Ảnh: Getty Imgage/Bloomberg.

Ông lưu ý virus ASF có tính tàn phá rất cao vì người chăn nuôi không thể kiếm tiền bằng cách nuôi heo, trong khi kinh tế của Triều Tiên bị hạn chế. 

Heo được nuôi tại các trang trại tư nhân nhiều vượt trội so với những trang trại thuộc sở hữu nhà nước và tập thể, điều này sẽ khiến cho việc ngăn chặn sự lây lan gần như không thể xảy ra, đặc biệt khi Triều Tiên không có kinh nghiệm trong việc ngăn chặn và làm giảm dịch bệnh ở động vật.

Nga, Trung Quốc

Việc thiếu năng lực kiểm soát dịch bệnh là mối đe dọa đối với toàn bộ Bán đảo Triều Tiên, nơi virus có thể trở thành đặc hữu hoặc nói chung là có mặt. 

Điều đó sẽ khiến việc dập tắt bệnh dịch trở nên khó khăn hơn thông qua các bước thông thường là cách li và tiêu hủy vật nuôi bị bệnh và dễ bị tổn thương. Từ đó, nó cũng có thể xâm nhập trở lại các quốc gia láng giềng là Trung Quốc và Nga.

Hàn Quốc đã tiêu hủy 154.653 con heo tại 94 trang trại kể từ ngày 11/10, theo Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc. 

Các xét nghiệm định kì về virus trên heo rừng đã được giới thiệu trước khi Bình Nhưỡng báo cáo ổ dịch, Bộ Môi trường Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 9/10. Hiện tại, suối và đất gần biên giới cũng đang được thử nghiệm.

Seoul đã nhiều lần yêu cầu Bình Nhưỡng tham gia một nỗ lực tập thể để chống lại sự lây truyền, nhưng không nhận được câu trả lời từ Triều Tiên. 

Lyly Cao