|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sáng đầu tuần 22/7, giá lúa gạo quay đầu tăng

12:00 | 22/07/2024
Chia sẻ
Ghi nhận thị trường giá lúa gạo hôm nay (22/7) phục hồi trở lại. Nhiều doanh nghiệp dự báo rằng, xuất khẩu gạo sẽ có triển vọng tích cực vào cuối năm nay do nhu cầu nhập khẩu gạo từ các khách hàng truyền thống của Việt Nam đang gia tăng.

Giá lúa gạo hôm nay

Khảo sát tại An Giang cho thấy, giá lúa hôm nay (22/7) tăng nhẹ. Cụ thể, giá lúa Nàng Nhen tăng 7.000 đồng/kg, lên 20.000 đồng/kg, cao nhất trong số các loại. Các giống lúa còn lại tiếp tục duy trì mức giá hôm trước.

Cùng thời điểm khảo, thị trường giá nếp hôm nay cũng phục hồi trở lại. Theo đó, giá nếp Long An (tươi) cũng ghi nhận tăng 1.100 đồng/kg, lên khoảng 7.400 - 7.600 đồng/kg. Song song đó, giá nếp Long An (khô) cũng tăng 1.300 đồng/kg, trở lại mức 9.000 - 9.200 đồng/kg. Cùng lúc, giá nếp 3 tháng (tươi) ổn định trong khoảng 7.100 - 7.300 đồng/kg. Riêng giá nếp 3 tháng (khô) tạm dừng khảo sát hôm nay.

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm trước

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

7.100 - 7.300

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

7.400 - 7.600

+1.100

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.000 - 9.200

+1.300

- Lúa IR 50404

kg

6.900 - 7.000

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.100 - 7.300

-

- Lúa OM 5451

Kg

6.900 - 7.200

-

- Lúa OM 18

kg

7.000 - 7.200

-

- Nàng Hoa 9

kg

-

-

- OM 380

kg

7.000 - 7.200

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

+7.000

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

+2.000 - 4.000

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

+3.500

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

+8.000

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 21.000

+2.000

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

+4.000 - 5.000

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

+1.000

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

+2.500

- Gạo Nàng Hoa

kg

20.000

+1.500

- Gạo Sóc thường

kg

18.500

+3.500 - 4.500

- Gạo Sóc Thái

kg

20.000

+2.000

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

+1.000

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

+500 - 1000

Bảng giá lúa gạo hôm nay 22/7 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Cũng tại chợ An Giang, thị trường giá gạo hôm nay phục hồi trở lại, với biên độ tăng từ 1.000 đồng/kg đến 8.000 đồng/kg. Theo đó, giá gạo thường tăng lên khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg, tăng 3.500 đồng/kg. Cao nhất, gạo Nàng Nhen đang được bán với giá 30.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng/kg.

 

Trong đợt điều chỉnh sáng nay, giá cám cũng tăng 500 - 1.000 đồng/kg và hiện được thu mua khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.

 Ảnh: Minh Thư

Xuất khẩu gạo dự báo khởi sắc cuối năm

Cả nước đã thu hoạch gần 400.000 ha lúa Hè Thu với năng suất ước tính đạt 6,2 tấn/ha. Nguồn cung dồi dào kết hợp với nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới tăng lên, khiến nhiều doanh nghiệp dự đoán rằng xuất khẩu gạo sẽ có triển vọng tích cực vào cuối năm nay, theo VTV.

Hiện tại, giá xuất khẩu bình quân của gạo 5% tấm là 600 USD/tấn, trong khi gạo 25% tấm là 544 USD/tấn. Mặc dù thấp hơn so với đầu năm, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, mức giá này vẫn tăng khoảng 30 - 35%.

Các thị trường tiêu thụ chính của gạo Việt Nam vẫn là Philippines, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cũng đang nỗ lực mở rộng sang các thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo các doanh nghiệp, việc giá gạo xuất khẩu điều chỉnh ở thời điểm này giúp họ chủ động hơn trong việc thu mua thóc. Họ dự đoán rằng giá sẽ phục hồi trong thời gian tới, khi nhu cầu nhập khẩu gạo từ các khách hàng truyền thống của Việt Nam thường tăng lên vào dịp cuối năm.

Ngoài ra, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến đầu tháng 7, các địa phương đã thu hoạch khoảng 388.000 ha trên tổng số 1,46 triệu ha đã gieo trồng vụ hè thu, với năng suất ước đạt 6,2 tấn/ha. Nguồn cung dồi dào là một yếu tố hỗ trợ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

Theo Bộ Công Thương, nếu Ấn Độ bãi bỏ hoặc nới lỏng chính sách xuất khẩu gạo, giá gạo thế giới có thể điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, nhu cầu gạo của các nước hiện vẫn cao, và Việt Nam vẫn có thể thúc đẩy xuất khẩu gạo từ nay đến cuối năm.

Kinh nghiệm từ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho thấy nếu Ấn Độ thay đổi chính sách xuất khẩu gạo, điều này cũng sẽ diễn ra dần dần để tránh tác động tiêu cực đến thị trường chung. Điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo chất lượng gạo và duy trì hiệu suất xuất khẩu.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho biết: "Hiện nay giá gạo có điều chỉnh giảm, nhưng vẫn ở mức tương đối cao, thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp cần luôn sẵn sàng cho mọi tình huống. Yếu tố quan trọng là đảm bảo và duy trì chất lượng gạo giữa các lô hàng, và đồng thời đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, tránh phá giá gạo. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến một doanh nghiệp mà còn nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo khác."

Minh Thư

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.