|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá vàng hôm nay 22/7: Vàng SJC mua vào giảm nửa triệu đồng, vàng nhẫn tăng trở lại trong sáng đầu tuần

07:12 | 22/07/2024
Chia sẻ
Sáng 22/7, giá vàng thế giới tăng trở lại nhờ đồng USD suy yếu, với thị trường chờ đợi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi của Mỹ vào cuối tuần để có thêm manh mối về lộ trình hạ lãi suất của Fed. Trong nước, vàng miếng giảm chiều mua nhưng chiều bán giữ ổn định; còn vàng nhẫn đảo chiều tăng theo thế giới.

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 23/7

Giá vàng nhẫn trong nước hôm nay lấy lại đà tăng

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần ngày 22/7, giá vàng miếng SJC giảm ở chiều mua vào nhưng chiều bán ra duy trì ổn định so với cuối tuần qua.

Cụ thể, vào lúc 8h50, giá vàng SJC vẫn được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Doji, Tập đoàn Phú Quý và hệ thống PNJ bán ra cùng mức 80 triệu đồng/lượng.

Đối với chiều mua vào, vàng SJC sáng nay tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn không có điều chỉnh mới so với cuối tuần qua nên vẫn giữ nguyên mức 78 triệu đồng/lượng.

Tương tự tại Tập đoàn Phú Quý và hệ thống PNJ, giá thu mua cũng không đổi khi đồng loạt đứng yên ở 78,5 triệu đồng/lượng.

Riêng Tập đoàn Doji sáng nay bất ngờ điều chỉnh giá mua giảm mạnh 500.000 đồng/lượng xuống 78 triệu đồng/lượng, về cùng mức giá với Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn.

Trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay, vàng nữ trang SJC đảo chiều tăng ở tất cả các loại. Cụ thể, vàng 24K tăng 100.000 đồng/lượng, vàng loại 18K tăng 70.000 đồng/lượng và loại 14K tăng 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

22/07/2024

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

78,00

80,00

-

-

SJC chi nhánh Sài Gòn

78,00

80,00

-

-

Tập đoàn Doji

78,00

80,00

-500

-

Tập đoàn Phú Quý

78,50

80,00

-

-

PNJ chi nhánh Hà Nội

78,50

80,00

-

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

78,50

80,00

-

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

75,70

76,80

+100

+100

75% (vàng 18K)

55,25

57,75

+70

+70

58,3% (vàng 14K)

42,42

44,92

+50

+50

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h50. (Tổng hợp: Du Y)

Nguồn: Du Y tổng hợp từ WiGroup.

Trái chiều với vàng miếng, giá vàng nhẫn sáng nay lại quay đầu tăng tại các doanh nghiệp vàng được khảo sát. 

Trong đó, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn thu mua vàng nhẫn với giá 75,8 triệu đồng/lượng và bán ra 77,2 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều so với cuối tuần qua. 

Tập đoàn Doji báo giá mua vàng nhẫn 75,95 triệu đồng/lượng và bán ra 77,2 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng mỗi chiều.

Trong khi hệ thống PNJ mua vàng nhẫn ở 75,85 triệu đồng/lượng - tăng 150.000 đồng/lượng và bán ra 77,19 triệu đồng/lượng - giảm nhẹ 10.000 đồng/lượng.

Duy chỉ có Tập đoàn Phú Quý đang mua bán vàng nhẫn với giá 75,9 - 77,2 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với giá cuối tuần qua.

Giá vàng nhẫn 99,99

22/07/2024

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng nhẫn

SJC

75,80

77,20

+100

+100

Tập đoàn Doji

75,95

77,20

+50

+50

Tập đoàn Phú Quý

75,90

77,20

-

-

PNJ

75,85

77,19

+150

-10

Vàng nhẫn tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h50. (Tổng hợp: Du Y)

Nguồn: Du Y tổng hợp từ WiGroup.

Giá vàng thế giới tăng trở lại nhờ đồng USD yếu

Giá vàng thế giới tăng trở lại trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (22/7) nhờ đồng USD suy yếu, với thị trường chờ đợi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi của Mỹ vào cuối tuần để có thêm manh mối về lộ trình hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). 

Tại thời điểm 6h45 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tăng 0,46% lên 2.411,8 USD/ounce, theo Kitco, và giá vàng giao tháng 8 tăng 0,6% lên 2.413,5 USD.

Thị trường vàng kết thúc tuần trước ở thời điểm quan trọng khi nó kiểm tra mức hỗ trợ quan trọng ở 2.400 USD/ounce. Kim loại quý đã giảm khoảng 2% trong phiên cuối tuần và hơn 0,4% so với tuần trước đó. 

Trong một cuộc phỏng vấn với Kitco News, James Stanley, chiến lược gia cấp cao tại Forex.com, nói rằng đợt điều chỉnh này là hợp lý vì giá có vẻ đang ở vùng quá mua. Ông nói thêm rằng 2.500 USD là một mức tâm lý quan trọng khác và tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận không cân bằng.

“Hiện tại, chúng ta cần xem liệu mốc 2.400 USD có được bảo vệ hay không và chúng ta không có đủ thông tin. Nếu nó được bảo vệ, điều đó sẽ tạo ra một đợt tăng giá mạnh mẽ cho vàng”, ông nói thêm. Dù vậy, ông vẫn lạc quan về kim loại quý vì biến động giá của nó được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản mạnh mẽ.

Trong khi 2.400 USD là ngưỡng cản trong ngắn hạn, ông Stanley nói rằng giá vàng sẽ cần phải phá vỡ ngưỡng hỗ trợ ở mức 2.300 USD/ounce để làm suy yếu tâm lý lạc quan trên thị trường.

Các nhà phân tích hàng hóa tại TD Securities cũng nhận thấy tiềm năng giá thấp hơn trong thời gian tới khi các nhà đầu tư chốt lời sau khi vàng lập ​​mức cao mới mọi thời đại.

Trong khi đó, ông Alex Kuptsikevich, nhà phân tích thị trường cấp cao tại FxPro, nhận định sự sụt giảm đồng bộ trên thị trường vàng và chứng khoán Mỹ không phải là điềm báo tốt cho kim loại quý.

“Việc sụt giảm sau khi lập đỉnh mới là mô hình điển hình của vàng trong những tháng gần đây, với những đợt thoái lui tương tự vào tháng 5, tháng 4, tháng 3 và tháng 12. Theo sau các mức cao mới là một đợt thoái lui, giảm dần trong khoảng hai tuần, dẫn đến giá ổn định và quay trở lại xu hướng tăng,” ông nói.

“Tuy nhiên, thị trường tăng giá không kéo dài mãi mãi và các nhà giao dịch nên tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng giá này đang đảo chiều".

Các nhà phân tích lưu ý rằng vàng hiện có mối tương quan chặt chẽ với kỳ vọng lãi suất. Sự phục hồi của vàng lên mức cao mới mọi thời đại trùng hợp với kỳ vọng rằng Fed sẽ bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 9.

Các nhà đầu tư cũng phải đợi đến thứ Sáu (26/7) để xem chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi của tháng 6 và báo cáo về GDP quý II của Mỹ. 

Tố Tố