|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Samsung cũng quay lưng với Huawei

09:28 | 17/06/2020
Chia sẻ
Huawei vẫn đang loay hoay với bài toàn tìm nhà sản xuất chip thay thế cho TSMC, trước những lệnh cấm mới từ Mỹ.

Theo thông tin từ DigiTimes, Samsung nhiều khả năng sẽ từ chối đề nghị hợp tác sản xuất chip của Huawei.

Sự từ chối này không được lí giải, nhưng nhiều nhận định cho rằng điều này là để bảo toàn ngôi vương của Samsung trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu. Bởi khi không còn nguồn cung chip, việc sản xuất điện thoại của Huawei sẽ rơi vào thế khó.

Và nếu như MediaTek cũng chọn cách quay lưng với ông lớn công nghệ Trung Quốc, thì thị trường quốc tế gần như khép lại với Huawei.

Đến lượt Samsung nghỉ chơi với Huawei - Ảnh 1.

Huawei đang loay hoay với bài toàn tìm nhà sản xuất chip thay thế cho TSMC trước những lệnh cấm mới từ Mỹ. (Ảnh: CNN).

Hiện Huawei đang phải trải qua giai đoạn khó khăn khi phải loay hoay tìm lối thoát trước những lệnh cấm mới được chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa ra hồi giữa tháng 5/2020.

Hoa Kỳ đã yêu cầu mọi công ty sản xuất chip có sử dụng thiết bị và phần mềm Mỹ phải có giấy phép bán hàng cho Huawei. Điều này khiến TSMC, đối tác gia công chip lớn nhất của Huawei, buộc phải thông báo dừng mọi đơn đặt hàng mới.

Ngay sau đó, Huawei phải tìm kiếm các đối tác mới thay thế, gồm Samsung, MediaTek và Unisoc. Trong đó, Samsung được cho là đối tác tiềm năng nhất.

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng mới đây đưa tin, Samsung đã tiến hành kế hoạch xây dựng nhà máy chế tạo chip theo đơn đặt hàng, trị giá 116 tỉ USD, nhằm cạnh tranh trực tiếp với đơn vị sản xuất chip Đài Loan là TSMC.

Samsung cho biết đang bắt đầu xây dựng một cơ sở chế tạo chip 5nm tại Pyeongtaek, phía nam Seoul, để chuyên đúc chip sản xuất theo đơn đặt hàng. Trước đại dịch COVID-19, Samsung cũng đã hợp tác với các khách hàng lớn về thiết kế chip và sản xuất chip tuỳ chỉnh.

Dây chuyền sản xuất chip của Samsung sử dụng máy sản xuất chip tiến trình 7nm từ công ty ASL của Đức. Trong khi đó, các máy kiểm tra hệ thống đến từ Nhật, đảm bảo yếu tố không liên quan đến công nghệ Mỹ.

Do đó, hợp tác với Samsung sẽ giúp Huawei tránh khỏi những rắc rối trước những lệnh cấm từ Chính phủ Mỹ.

Tờ Gizmochina khi đó bình luận, để được Samsung "giúp đỡ", Huawei sẽ buộc phải đánh đổi bằng cách từ bỏ thị phần trong sản xuất smartphone.

Từ năm 2019, Huawei đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Samsung.

Trong tháng 4 vừa qua, Huawei bất ngờ vượt mặt Samsung, vươn lên đứng đầu thị trường smartphone thế giới với thị phần chiếm 19%, trong khi đối thủ Hàn Quốc chỉ dừng lại ở 17% trong cùng thời điểm.

Vì vậy, hãng công nghệ Trung Quốc sẽ buộc phải hi sinh sự phát triển của mảng smartphone để giữ mảng kinh doanh viễn thông, vốn là xương sống của họ.

Liên quan đến căng thẳng giữa Mỹ và Huawei, ngày 15/6, Bộ Thương mại Mỹ bất ngờ công bố cho phép các công ty Mỹ hợp tác với Huawei trong việc thiết lập các tiêu chuẩn cho mạng 5G.

Phía Hoa Kỳ có thể cho phép các công ty trong nước chia sẻ các công nghệ của Mỹ cho Huawei mà không cần giấy phép, nếu việc này nhằm mục đích phát triển mạng lưới 5G.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết thay đổi quy tắc là nhằm đảm bảo "không ngăn cản các công ty Mỹ đóng góp vào các hoạt động phát triển tiêu chuẩn quan trọng, mặc dù Huawei có tham gia vào các tổ chức phát triển tiêu chuẩn đó".

Trong những năm gần đây, Huawei nổi lên như một nhà lãnh đạo toàn cầu trong việc thiết lập các tiêu chuẩn 5G.

Theo một nghiên cứu của công ty thống kê bằng sáng chế Đức IPlytics, Huawei đứng đầu thế giới về đóng góp cho sự phát triển tiêu chuẩn 5G, với 3.147 bằng sáng chế liên quan, được nộp vào tháng 1/2020, tiếp theo là Samsung, ZTE và LG Electronics.

Một nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi công ty tư vấn Strateg Analytics, có trụ sở tại Boston, trong đó họ đã phân tích hơn 600 công ty thành viên trong 3GPP, một tổ chức phát triển tiêu chuẩn viễn thông quốc tế, và nhận thấy Huawei dẫn đầu trong các đóng góp theo tiêu chuẩn 5G.

Thiên Trường

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.