|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sam Bankman-Fried hối tiếc khi tuyên bố FTX phá sản

14:39 | 17/11/2022
Chia sẻ
Sam Bankman-Fried gần như đã "mất trắng" khối tài sản ròng của mình sau khi sàn giao dịch tiền số FTX phá sản. Từ một trong những người giàu nhất thế giới, Sam giờ đây đã mất danh tỷ phú.

Câu chuyện về FTX, trước đây là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới nhanh chóng rơi vào tình trạng phá sản, đã rẽ sang một hướng mới sau khi tạp chí Vox công bố một loạt tin nhắn với cựu Giám đốc điều hành Sam Bankman-Fried, theo chuyên trang công nghệ Techcrunch.

Giám đốc điều hành của sàn FTX, được biết đến trong thế giới tiền điện tử với tên gọi SBF, đã thảo luận với những người khác về các cơ quan quản lý, đạo đức trên thị trường cũng như bày tỏ sự hối tiếc khi sàn giao dịch tiền số phá sản.

Nhà sáng lập sàn FTX Sam Bankman-Fried đã mất danh tỷ phú USD. (Ảnh: New York Post).

“Mọi người xung quanh giả vờ rằng họ nhận thức được những phản ánh thực tế, song sự thật lại không phải vậy. Một số anh hùng vĩ đại nhất của thập kỷ này sẽ không bao giờ được biết đến, và một số người được yêu mến nhất về cơ bản là những kẻ giả tạo”, SBF chia sẻ trong một cuộc trò chuyện trên Twitter với phóng viên Kelsey Piper.

Trong các ghi chú, được xuất bản chia sẻ dưới dạng ảnh chụp màn hình, SBF đã chỉ trích gay gắt các cơ quan quản lý, nói rằng họ “làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn” và cáo buộc “họ không hề bảo vệ khách hàng”. Sam cho rằng công ty của mình sẽ sớm phải đối mặt với các vấn đề được đưa ra bởi các cơ quan, bao gồm cả Quốc hội Mỹ.

Quan điểm của cựu tỷ phú tiền số đối với các cơ quan quản lý đã được xác định rõ ràng. Theo các thông báo của Sam, phương pháp kiểm soát của các cơ quan quản lý quá đơn giản. Nhà sáng lập sàn giao dịch FTX cho rằng các cơ quan quản lý “không phân biệt được giữa tốt và xấu” khi đưa ra quan điểm.

Cuộc phỏng vấn của tạp chí Vox đã dành nhiều thời gian để thảo luận về vấn đề đạo đức và hoạt động từ thiện, một vấn đề không gây bất ngờ vì SBF vốn được biết đến là một người “có lòng vị tha” và có lối sống giản dị. Chính cựu tỷ phú này cũng là một trong những người tích cực nhất trong việc giúp đỡ các công ty tiền số gặp khó khăn, khiến ông càng trở thành tâm điểm chú ý của giới truyền thông.

Trong các thảo luận liên quan tới vấn đề hoạt động của bản thân, SBF đã viết rằng ông “không muốn làm những thứ sơ sài vì có những tác động tiêu cực rất lớn từ những hành động này”. Tuần trước, SBF đã chính thức từ chức giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền số FTX. John J. Ray III, một cựu nhân viên công ty Enron, đã được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành mới.

Đáp lại những tuyên bố công khai của SBF, mặc dù chưa chắc chắn về độ chính xác của các thông tin, song Ray đã đưa ra một tuyên bố nói rằng “Mr. Bankman-Fried hiện không nắm giữa vai trò liên tục tại FTX. Phát biểu của Sam hiện cũng không thể đại diện cho FTX”.

Sam Bankman-Fried nói về CZ, thừa nhận hối tiếc khi tuyên bố FTX phá sản

Cũng trong cuộc trò chuyện với tạp chí Vox, SBF đã đề cập đến Changpeng Zhao “CZ”, CEO sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance. Cả hai đã có những cuộc tranh luận tay đôi trên Twitter. Sau đó, cuộc khủng hoảng FTX tập trung sự chú ý của thế giới vào các phương pháp kinh doanh và đòn bẩy khác nhau của họ.

“Một tháng trước, CZ là một ví dụ điển hình cho câu nói “đừng làm điều phi đạo đức nếu không muốn đồng tiền của bạn trở nên vô giá trị”. Bây giờ, ông ấy là một anh hùng”, SBF viết.

Nhận xét của người đứng đầu sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance về token gốc FTT của sàn giao dịch FTX được một số người coi là chìa khóa dẫn tới sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử được sáng lập bởi Sam Bankman-Fried.

Cựu tỷ phú Sam Bankman-Fried cũng nói với tạp chí Vox rằng: “Nỗi buồn và cũng là sự kiện đau lòng nhất đối với tôi lại chính là những thứ được mọi người nhắc đến liên tục trong những ngày qua”, đề cập tới việc ông đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản với sàn FTX. Ông nghĩ rằng nếu không nộp đơn xin bảo hộ phá sản thì sẽ có một đợt rút tiền ồ ạt được diễn ra trong thời gian tới.

Cựu tỷ phú tiền số nói thêm: “Tôi đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản với FTX, và những người chịu trách nhiệm về công ty đang cố thiêu rụi tất cả vì xấu hổ”. Tạp chí Vox đã hỏi liệu Sam Bankman-Fried có tiếp tục cố gắng huy động vốn thêm 8 tỷ USD hay không. Nhà sáng lập FTX để ngỏ khả năng thực hiện điều này, nhưng cho biết sẽ cần tới nhiều tài sản thế chấp hơn.

Tác động từ vụ sụp đổ của sàn giao dịch tiền số FTX vẫn đang được cảm nhận một cách rõ ràng tại các công ty khác trong lĩnh vực kinh doanh đầu tư và giao dịch tiền điện tử, hoặc các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ hơn có tài sản trên nền tảng (trước khi phá sản). Sự sụp đổ còn gây tổn hại cho các startup ở giai đoạn đầu, với việc MIT Media Lab đã hủy bỏ gói tài trợ ban đầu được hỗ trợ bởi Quỹ tương lai FTX.

Anh Nguyễn

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.