|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sacombank lùi họp cổ đông, nợ BCTC kiểm toán vì chờ... Đề án Tái cơ cấu

09:41 | 12/01/2017
Chia sẻ
Đã bước sang năm 2017 nhưng cổ đông Sacombank vẫn phải kiên nhẫn chờ đợi ngày họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2016. Người đang nắm giữ phần vốn góp lớn nhất là cổ đông Nhà nước (51%) nhưng là một ngân hàng sớm niêm yết Sacombank có không ít cổ đông nhỏ lẻ.

Năm 2016 là một năm bận rộn sắp xếp lại chi nhánh, phòng Giao dịch của Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín (Sacombank, mã STB). Hàng loạt thông báo về việc chuyển đổi chi nhánh, phòng giao dịch được ngân hàng này công bố. Trang web của ngân hàng mới đây cũng chính thức được khoác trên mình "tấm áo" mới.

Tuy nhiên, ngoài các thông tin về hoạt động kinh doanh này, điều cổ đông Sacombank ngóng chờ hơn cả là kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 vẫn chưa được công bố dù nay đã bước sang những ngày đầu tiên của năm 2017.

sacombank lui hop co dong no bctc kiem toan vi cho de an tai co cau
Giao diện mới của Sacombank

Cuối tháng 4/2016, sát ngày 30/4 - thời hạn để tổ chức ĐHĐCĐ thường niên, HĐQT đã thống nhất xin phép cơ quan quản lý lùi ngày họp tới tháng 6/2016. Sau thông báo này, Sacombank không công bố thêm về việc họp cổ đông.

Cùng đó, mặc dù công bố đúng hạn các báo cáo tài chính, nhưng Báo cáo tài chính có sự kiểm toán/ soát xét của công ty kiểm toán lại vẫn chưa được Sacombank thực hiện. Hiện Sacombank vẫn thiếu BCTC kiểm toán năm 2015 và BCTC soát xét 6 tháng năm 2016.

Sacombank mới đây đã có những giải trình về câu chuyện chậm trễ công bố thông tin BCTC này và đề nghị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho phép Sacombank tạm hoãn thời gian công bố.

Nguyên nhân là bởi đến thời điểm hiện nay (11/1/2017), Đề án tái cấu trúc của Sacombank sau sáp nhập vẫn đang chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt nên Sacombank chưa hoàn tất BCTC kiểm toán năm 2015. Sacombank cho biết đây là lý do khiến BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2016 vẫn chưa thế thực hiện được.

Ngân hàng cũng cho biết đã có Công văn số 2489/2016/CV-KT gửi NHNN và UBCKNN xin tạm hoãn công bố thông tin BCTC bán niên năm 2016 được soát xét vào ngày 05/8/2016. Nhà băng này hiện đang chờ ý kiến chấp thuận từ phía cơ quan quản lý.

Sacombank đề nghị HoSE cho hoãn nộp BCTC cho đến khi Đề án tái cấu trúc ngân hàng sau sáp nhập được NHNN phê duyệt và cam kết sẽ hoàn tất kiểm toán BCTC năm 2015 và khẳng định ngay sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo từ NHNN và UBCKNN, Sacombank sẽ thực hiện công bố đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật.

Câu chuyện về việc tái cơ cấu Sacombank sau sáp nhập đã được Phó chánh thanh tra, Cơ quan Thanh tra giám sát (NHNN) Nguyễn Văn Hưng đề cập tại buổi họp báo cuối năm 2016. Theo đó, Sacombank là một trong 5 ngân hàng "trọng tâm xử lý" trong năm 2017 bên cạnh DongABank và ba ngân hàng 0 đồng.

>> 5 NHTM sẽ là trọng tâm xử lý năm 2017 Tuy nhiên, ông Hưng cũng cho biết Sacombank là ngân hàng nhận sáp nhập với NHTMCP Phương Nam nên việc tái cơ cấu là điều đương nhiên. Vấn đề cần xử lý là tồn đọng yếu kém của NHTMCP Phương Nam sau khi sáp nhập.

Sacombank chính thức hoàn tất sáp nhập SouthernBank từ 1/10/2015. Sau đó không lâu, nhóm nhà đầu tư liên quan đến ông Trầm Bê đã thực hiện việc uỷ quyền vô thời hạn, không huỷ ngang toàn bộ số cổ phần của họ ở ngân hàng Phương Nam, ngân hàng Sacombank và ngân hàng hợp nhất cho NHNN.

Khi ủy quyền, ông Trầm Bê cùng nhóm nhà đầu tư liên quan vẫn đồng thời có trách nhiệm phải bổ sung tài sản, nếu cần, để xử lý các nghĩa vụ nợ trong quá trình tái cơ cấu Sacombank.

Với việc nhận ủy quyền từ nguyên Phó Chủ tịch Sacombank và người liên quan với số vốn lên tới 51% (cao hơn nhiều so với quy định), NHNN đã trở thành cổ đông lớn nhất của Sacombank.

sacombank lui hop co dong no bctc kiem toan vi cho de an tai co cau
Tỷ lệ sở hữu của một số cổ đông Sacombank

Thanh Thủy

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).