Sacombank bị Moody's hạ xếp hạng nợ, tiền gửi dài hạn
Moody's cũng hạ bậc đánh giá tín dụng cơ sở (BCA) của Sacombank và điều chỉnh BCA từ caa1 xuống caa2, đánh giá rủi ro hợp tác dài hạn từ B2 (cr) xuống B3 (cr). Xếp hạng nợ và tiền gửi ngắn hạn, đánh giá rủi ro hợp tác ngắn hạn của Sacombank được giữ nguyên.
Theo Moody's, việc hạ xếp hạng của nợ dài hạn của Sacombank từ B3 xuống Caa1 chủ yếu do vị thế thanh toán suy giảm của ngân hàng, phản ánh qua lượng lớn tài sản có vấn đề của ngân hàng này. Đồng thời, việc hạ xếp hạng BCA phản hánh rủi ro đối với vị thế tài chính độc lập của Sacombank tăng cao.
Tháng 5/2017, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phê duyệt đề án tái cấu trúc Sacombank từ 2017 tới năm 2025. Theo Sacombank, kế hoạch này là kết quả của việc ngân hàng sáp nhập với ngân hàng đang có vấn đề là Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) vào cuối năm 2015.
Kế hoạch này chỉ ra những tài sản có vấn đề cần được giải quyết trước năm 2025. Đồng thời cho phép Sacombank linh hoạt trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong những năm tới, mà không cần phải trích lập dự phòng trước mắt. Điều này giúp Sacombank có thời gian để xử lý các tài sản có vấn đề thông qua thu hồi và xử lý tài sản thế chấp.
Đề án tái cấu trúc này không nhắc tới việc cung cấp vốn hay hỗ trợ thanh quản từ Chính phủ hay NHNN. Moody's cũng hiểu rằng các cổ đông lớn của Sacombank đã ủy thác cổ phần của mình cho NHNN thông qua Công ty Quản lý Tài sản (VAMC), doanh nghiệp hiện đang quản lý số cổ phần này.
Tổng số tài sản có vấn đề của Sacombank tính tới cuối năm 2016 khoảng 90 nghìn tỷ đồng, tương đương 27% tổng tài sản của ngân hàng. Theo Sacombank, các tài sản có vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu, trái phiếu VAMC, giao dịch repo và các lợi nhuận phải thu chậm trả.
Theo Moody's, ngân hàng có "bộ đệm" cân đối tài sản nguồn vốn thấp so với lượng tài sản có vấn đề lớn. "Bộ đệm" bao gồm dự phòng tín dụng 4.800 tỷ đồng và vốn cấp 1 (vốn chủ sở hữu) là 19,6 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2016. Theo quan điểm của Moody's, Sacombank sẽ cần nhiều năm để giải quyết những tài sản có vấn đề này.
Như một phần của kế hoạch tái cấu trúc, Sacombank có kế hoạch thu hồi và bán lại các tài sản thế chấp của các tài sản có vấn đề. Theo ngân hàng, giá trị của các tài sản thế chấp - hầu hết là bất động sản - lên đến 77 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2016, và lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng cao vào việc khôi phục các tài sản có vấn đề trong những năm tới.
80 nghìn tỷ đồng nợ xấu Sacombank có giá trị tài sản bảo đảm bao nhiêu?
Theo định giá của bên thứ ba vào tháng 6/2016, giá trị tài sản bảo đảm của Sacombank khoảng 77 nghìn tỷ đồng. Phần lớn ... |
Moody's cho rằng khó có thể đảm bảo thành công cho việc khôi phục các tài sản có vấn đề tại Sacombank, bởi việc thu hồi các tài sản thế chấp có thể kéo dài tại Việt Nam, trong khi việc chuyển đổi thành tiền mặt phụ thuộc nhiều vào sự năng động của thị trường bất động sản.
Vị thế vốn của Sacombank được báo cáo ở mức khiêm tốn, với tỷ lệ vốn cổ phần trên tài sản hữu hình đã điều chỉnh rủi ro là 8,5% vào cuối năm 2016. Vị thế vốn kinh tế của ngân hàng thực sự thấp hơn theo quan điểm của Moody's, bởi khoảng chênh lệch dự phòng lớn, thậm chí nếu ngân hàng có thể bán tài sản thế chấp gần với mức giá trị dự kiến.
Hơn nữa, Moody's dự báo rằng Sacombank sẽ theo đuổi chiến lược phát triển nhanh chóng để tăng tỷ trọng tài sản hiện hữu, điều này sẽ tạo ra áp lực tiêu cực hơn tới vị thế vốn của ngân hàng.
Khả năng sinh lời sẽ vẫn rất thấp trong những năm tới, khi phần lớn thu nhập trước lãi vay sẽ được chuyển thành dự phòng rủi ro tín dụng. Năm 2016, hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng gần đạt tới mức hòa vốn.
Khả năng thanh khoản và cung cấp vốn của Sacombank tương đối ổn định trong năm 2016 và đầu năm 2017, tuy nhiên ở mức độ thấp sau khi xấu đi trong năm 2015 sau khi sáp nhập với Southern Bank. Tài sản thanh khoản chiếm tới 14% tổng tài sản của Sacombank vào cuối tháng 3/2017, tạo ra mức đệm thấp trước những cú sốc thanh khoản và tài trợ vốn.
Xếp hạng trái phiếu và tiền gửi ở mức Caa1 của Sacombank được hỗ trợ từ xếp hạng B1 triển vọng tích cực của chính phủ Việt Nam. Moody's cũng cho biết đánh giá của mình còn được củng cố bởi tỷ trọng xấp xỉ 4% trong tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Việt Nam của Sacombank tính tới cuối năm 2016. Mặc dù Moody's không mong đợi bất kỳ sự hỗ trợ nào về vốn cho Sacombank từ chính phủ, một số hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp từ NHNN có thể được thực hiện, trong trường hợp cần thiết.
Triển vọng xếp hạng tiêu cực, theo Moody's thể hiện những rủi ro suy giảm liên quan tới xếp hạng của Sacombank. Theo Moody's, ngân hàng đang đối mặt với những rủi ro thanh khoản và thanh toán rất lớn.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/