80 nghìn tỷ đồng nợ xấu Sacombank có giá trị tài sản bảo đảm bao nhiêu?
Sacombank còn khoảng 80 nghìn tỷ đồng nợ có vấn đề
Trong một báo cáo mới đây của Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) có khoảng 80 nghìn tỷ đồng các tài sản tồn đọng. Con số trên đã bao gồm cả khoản lãi dự thu và nợ bán cho VAMC và hầu hết đều có tài sản bảo đảm (TSBĐ).
Sacombank và chi phí cơ hội | |
'Điểm nhãn' nợ xấu Sacombank |
Giá trị các TSBĐ được bên thứ 3 định giá vào tháng 6/2016 ước tính 77 nghìn tỷ đồng. Phần lớn tài sản liên quan đến bất động sản chiếm khoảng 64 nghìn tỷ đồng, còn lại chứng khoán và tài sản khác. Ngoài ra, Sacombank cũng kỳ vọng có thể thu hồi toàn bộ nợ gốc và một phần lãi dự thu (có thể từ 10% đến 100%).
TSBĐ có khả năng khai thác lớn
Đánh giá về khả năng thu hồi nợ thông qua TSBĐ, Sacombank cũng cho biết một trong số TSBĐ là quỹ đất rất lớn ở trung tâm TP HCM. Với diễn biến của thị trường BĐS trong giai đoạn vừa qua, giá trị của những tài sản này đã tăng lên đáng kể.
Đối với các TSBĐ là dự án bất động sản, Sacombank sẽ đánh giá lại tính khả thi của dự án để tham gia tái tài trợ, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, tránh tình trạng đảo nợ. Hiện tại, có một số dự án được ngân hàng đánh giá có tiềm năng khai thác lớn đó là, dự án mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh 134 ha ở TP HCM, khu công nghiệp ở Long An giáp TP HCM rộng hơn 1.000 ha.
Đồng thời, các TSBĐ này tương đối tập trung, khoanh vùng ở khoảng 10 nhóm khách lớn, chiếm 80% tổng dư nợ. Sacombank dự kiến trong năm 2017 sẽ xử lý được 15 – 20 nghìn tỷ đồng và kỳ vọng trong vòng 3 năm có thể hồi được hơn 50 nghìn tỷ đồng. Phần còn lại sẽ xử lý dứt điểm trong 2 năm còn lại.
Một góc đường Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP HCM. |
Với quy định mới trong dự thảo về Nghị định xử lý nợ xấu và sửa đổi bổ sung một số điều Luật của Tổ chức Tín dụng, việc mua mua bán nợ và các TSBĐ sẽ được thực hiện theo cơ chế thị trường đồng thời cho phép ngân hàng phân bổ lãi dự thu linh hoạt hơn, giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nợ xấu.
Xử lý nợ xấu sẽ làm chậm lại lộ trình triển khai Basel II
Đề án tái cơ cấu Sacombank: Hơn 21 nghìn tỷ đồng lãi dự thu phân bổ trong 10 năm |
Theo đề án tái cơ cấu của Sacombank, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã cho phép ngân hàng kéo dãn thời gian trích lập từ 5 năm lên 10 năm. Mức trích lập hàng năm sẽ phụ thuộc vào năng lực tài chính của Sacombank, đồng thời vẫn đảm bảo cho hàng năm cho ngân hàng đều có lãi.
Tháng 3 vừa qua, Sacombank cho biết đã phát hành thành công 2.700 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi dài hạn bổ sung vào vốn cấp 2. Theo đó, hệ số an toàn vốn CAR đạt hơn 10,3%.
Liên quan đến việc triển khai Basel II, Sacombank là một trong 10 ngân hàng được lựa chọn thực hiện thí điểm giai đoạn 1, kết thúc vào năm 2018. Tuy nhiên, do gặp một số vướng mắc sau khi sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam, khiến tốc độ triển khai bị chậm lại.
Do đó, NHNN đã cho phép kéo dãn thời hạn đến năm 2020 giúp ngân hàng có thêm thời gian đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II song song với quá trình tái cấu trúc ngân hàng. Trong lộ trình thực hiện Basel, Sacombank vẫn chưa có kế hoạch tăng vốn điều lệ mà chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn cấp 2 như phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn và trái phiếu dài hạn.
Lợi nhuận từ hoạt động cốt lõi trong 5 tháng đầu năm đạt 1.000 tỷ đồng
Trong 5 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận từ hoạt động cốt lõi chưa tính đến các chi phí xử lý nợ và các khoản thu nhập bất thường của Sacombank đạt khoảng 1.000 tỷ đồng.
Sau kiểm toán lợi nhuận của Sacombank giảm 76% chỉ còn gần 89 tỷ đồng | |
Hết quý I/2017, nợ xấu Sacombank giảm còn 4,88% |
Nguyên nhân là do tăng trưởng tín dụng cá nhân tăng hơn 14% so với đầu năm, chiếm 56% tổng dư nợ. Trong đó, cho vay mua nhà cá nhân chiếm khoảng 24%, cho vay tiêu dùng và sinh hoạt khoảng chiếm 15%. Nguồn vốn huy động cũng chủ yếu đến từ các khách hàng cá nhân, chiếm 89%. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn hiện chiếm khoảng 14% - 15% trong tổng huy động.
Hiện tại, tỷ lệ vốn sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn duy trì 45%, dưới mức yêu cầu cho năm 2017 là 50%. Tỷ lệ này dự kiến còn giảm xuống còn 40% trong năm 2018. Sacombank cũng nhận định chi phí huy động của ngân hàng Phương Nam khá cao. Nếu lãi suất huy động giảm 0,3% ước tính có thể tiết kiệm khoảng 1.000 tỷ mỗi năm.
Ngoài ra, hoạt động dịch vụ vẫn tăng trưởng ổn định, chủ đến từ mảng thẻ và ngân hàng thương mại điện tử, đạt trung bình 20%/năm.
5 năm tới, đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18-20%/năm
Trong đề án tài cấu trúc được NHNN phê duyệt, Sacombank đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng khoảng 18% -20%/năm trong vòng 5 năm với động lực chính đến từ phân khúc bán lẻ.
Ngoài ra, Sacombank sẽ triển khai mô hình kinh doanh mới là bán chéo sản phẩm đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Ngân hàng đánh giá đây là một thị trường có tiềm năng khai thác rất lớn. Nếu đề án được thông qua, trong 5 năm đầu, có thể đóng góp cho Sacombank khoảng 3.000 tỷ đồng doanh thu.
Đối với việc phát triển tín dụng tiêu dùng thông qua công ty tài chính, ngân hàng vẫn đang xem xét triển khai để trong bối cảnh xu hướng này đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, về dài hạn ngân hàng sẽ có những hướng phát triển đặc thù phù hợp với văn hóa của ngân hàng và tận dụng được mạng lưới bán lẻ lớn hiện tại.
Dương Công Minh: Bước dấn sâu vào Sacombank
Sau hơn 5 năm, cuộc chiến tại Sacombank đã tới hồi kết thúc. Một gương mặt mới, ông Dương Công Minh xuất hiện. |
Ông Nguyễn Đức Hưởng phủ nhận tin đồn sáp nhập Sacombank với LienVietPostBank
Mấy ngày gần đây, trên thị trường tài chính - ngân hàng xuất hiện đồn đoán Sacombank sẽ sáp nhập với LienVietPostBank. Trả lời nghi ... |
Ông Dương Công Minh sẽ ngồi vào 'ghế nóng' Sacombank?
Ông Dương Công Minh được cho là một ứng viên tiềm năng cho vị trí ghế nóng" Chủ tịch Sacombank và dự án mới mà ... |