|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Lực cầu nâng đỡ giúp chứng khoán thu hẹp đà giảm

15:00 | 22/07/2024
Chia sẻ
Động lực hồi phục cuối phiên chiều đến từ nỗ lực thu hẹp đà giảm của nhóm vốn hóa lớn. Trong đó, sức mạnh giá chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng, cùng một số đại diện thuộc nhóm bán lẻ, thực phẩm, dầu khí như MSN (+1,7%), HDB (+1,4%), TCB (+1,1%), TPB (+1,1%), POW (+1,1%), SAB (+0,9%), VRE (+0,8%), CTG (+0,7%), ….

Đóng cửa, VN-Index giảm 10,14 điểm (0,8%) về 1.254,64 điểm, HNX-Index giảm 2,14 điểm (0,89%) xuống 238,38 điểm, UPCoM-Index giảm 1,12 điểm (1,16%) còn 95,65 điểm.

Chiều ngược lại, giao dịch kém sắc của GVR, HVN, FPT, DGC, GAS vẫn là tác nhân chính khiến thị trường giảm sâu. Số mã giảm trên bảng điện cũng thu hẹp phần nào so với phiên sáng. Toàn thị trường ghi nhận 648 mã giảm, 274 mã tăng và 193 mã giữ giá tham chiếu.

Tính riêng trên HOSE, phe bán vẫn áp đảo với 350 mã đỏ (trong đó có 21 mã giảm sàn), 96 mã xanh và 53 mã giữ giá không đổi. VN-Index đóng cửa ở mốc 1.254,64 điểm, giảm hơn 10 điểm tương ứng 0,8% với thanh khoản tăng mạnh so với phiên thứ Sáu tuần trước.

Điểm nhấn khối ngoại trở lại mua ròng với quy mô hơn 450 tỷ đồng trong đó mã SBT chiếm gần 376 tỷ đồng, theo sau bởi FPT, POW, VND.

Theo quan sát, một số chứng khoán có dấu hiệu phục hồi khá tốt trong phiên chiều như SHS tăng 2,9% lên 17.800 đồng/cp, HCM, VIG, ORS, TVB tăng hơn 1% hay như cổ phiêu VND xanh nhẹ 0,6%. Trong khi đó, APG, VDS, CTS, TVS đóng cửa trong sắc xanh sàn, BVS, MBS, VIX, EVS, BSI, CSI, AGR, IVS, BMS, HAC, DSC mất hơn 4% thị giá.

Tương tự, một số cổ phiếu bất động sản cũng thu hẹp đà giảm như NLG (-0,1%), PDR (-0,7%), KBC (-1,1%), KDH (-1,4%), LDG (-1,5%), DXS (-1,6%), CII (-1,9%). Sắc xanh còn được chứng kiến ở một số mã như DXG (+2,6%), VRE (+0,8%), DIG (+0,8%), L14 (+0,6%), VHM (+0,1%), …

Trong khi đó, cổ phiếu ngành hóa chất, phân bón duy trì giao dịch tiêu cực đến cuối phiên với loạt mã giảm sâu. DDV giảm 7,6% xuống 18.200 đồng/cp, SFG giảm kịch sàn, LAS (-6,6%), CSV (-6,3%), DGC (-6%), DCM (-3,5%), … Thanh khoản thị trường có sự cải thiện khi lực cầu bắt đáy nhẹ chủ động nhập cuộc khi VN-Index rơi về các ngưỡng hỗ trợ mạnh quanh vùng 1.245 điểm.

Tổng giá trị giao dịch đạt 23.660 tỷ đồng, tương đương hơn 1,06 tỷ đơn vị cổ phiếu được mua - bán. Trong đó thanh khoản sàn HOSE đạt hơn 21.115 tỷ đồng, tăng gần 16% so với phiên trước đó.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 15,69 điểm (1,24%) xuống 1.249,09 điểm, HNX-Index giảm 3,75 điểm (1,56%) xuống 236,77 điểm, UPCoM-Index giảm 1,68 điểm (1,74%) về 95,1 điểm.

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index giảm hơn 3 điểm. Áp lực bán ngay sau đó đẩy chỉ số chạm mốc 1.253 điểm. Lực cầu xuất hiện nâng đỡ giúp chỉ số bật hồi xanh trở lại sau khoảng 50 phút giao dịch.

Tuy nhiên, nỗ lực này là không đủ khi lực cung thắng thế trong toàn bộ thời gian còn lại của phiên sáng, VN-Index tạo ra mẫu hình có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Chỉ số chính sàn HOSE dừng phiên sáng đánh mất hai vùng hỗ trợ cứng là 1.260 (tương đương MA(100)) và 1.250 điểm.

Sắc đỏ lan rộng trên bảng điện với 669 mã giảm (bao gồm 24 mã giảm sàn), 182 mã tăng và 141 mã giữ giá không đổi. Trên HOSE, phe bán chiếm ưu thế với số mã giảm gấp gần 5,7 lần số mã tăng, trong đó có 12 mã giảm sàn.

Nhóm vốn hóa lớn giao dịch tiêu cực hơn về cuối phiên sáng, VN30-Index tạm giảm gần 11 điểm. Rổ VN30 ghi nhận 21 mã giảm/7 mã tăng và 2 mã giữ giá tham chiếu. Với mức giảm 4,5%, GVR tiếp tục là "tội đồ" lớn nhất trên thị trường, cùng với giao dịch tiêu cực của FPT, LPB, MBB, MWG khiến thị trường giảm sâu. Ở phía đối diện, VCB là công thần chính của thị trường với mức đóng góp gần 0,6 điểm cho VN-Index.

 Top10 cổ phiếu tác động tích cực/tiêu cực lên VN-Index phiên sáng 22/7. (Nguồn: VNDirect).

Nỗ lực lội ngược dòng tại thời điểm đầu phiên của nhóm cổ phiếu trụ cột bị xóa nhòa về cuối phiên sáng. Theo ghi nhận chỉ còn 4 mã đóng cửa xanh nhẹ trên tham chiếu lúc hết phiên sáng là CTG (+0,6%), SSB (+0,5%), VCB (+0,5%) và TPB (+0,3%), BAB và VIB giữ giá không đổi, trong khi các mã còn lại đồng loạt dừng trong sắc đỏ.

Cổ phiếu bất động sản đồng loạt điều chỉnh trong phiên sáng nay, trong đó NVL và QCG giảm hết biên độ, nhiều mã bốc hơi hơn 3% thị giá như HTN, HDG, CEO, GVR, TCH, VGC, HPX, HDC, NLG, PDR, DXG, DXS, AGG, HQC.

Là nhóm nhạy cảm với diễn biến thị trường, cổ phiếu của các công ty chứng khoán cũng chịu áp lực bán mạnh với TVS, CTS, VDS giảm sàn, thị giá BVS rơi 9%, cùng với APG (-6,1%), VIX (-5,7%), CSI (-5,6%), MBS (-5,6%), BMS (-5,5%), BSI (-5,3%), SBS (-4,8%), AGR (-4,6%), DSC (-4,4%), TCI (-4,3%), HAC (-4,3%), APS (-4,1%), ..

Dòng phân bón hóa chất tiếp tục chuỗi ngày điều chỉnh sau giai đoạn tăng nóng, trong đó SFG dừng phiên sáng trong sắc xanh sàn, DDV mất 7,6% thị giá, DGC giảm 6,1% xuống 113.900 đồng/cp đồng thời nằm trong Top4 lực cản mạnh nhất trên thị trường. Cùng chiều, CSV, LAS, DCM, BFC, LIX, DPM giảm 2,3 - 6,1%.

Trước áp lực bán lan rộng trên toàn thị trường, thanh khoản tăng mạnh với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 611 triệu đơn vị, tương đương giá trị hơn 13.215 tỷ đồng. Tính riêng trên HOSE, giá trị giao dịch tăng gần 47% lên 11.750 tỷ đồng.

Tại thị trường quốc tế, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm trong phiên giao dịch thứ hai liên tiếp. Không chỉ có cổ phiếu công nghệ, cổ phiếu vốn hóa nhỏ cũng đang bị bán tháo.

Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 19/7, chỉ số S&P 500 giảm 0,71%, đóng cửa ở mức 5.505 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm 0,81%, kết thúc với 17.727 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 377 điểm, tương đương 0,93% và chốt phiên với 40.288 điểm. Những diễn biến trên đánh dấu ngày sụt giảm trên diện rộng thứ hai của chứng khoán Mỹ. Ngoài ra, chỉ số Russell 2000 gồm các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và vừa cũng đã giảm 0,63%.

Thu Thảo

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.