|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

6 giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao

11:28 | 22/07/2024
Chia sẻ
Mới đây, Bộ Công Thương vừa có công văn gửi các hiệp hội và doanh nghiệp về giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao.

 

Mới đây, Bộ Công Thương vừa có công văn gửi các hiệp hội liên quan ngành logistics, vận tải biển  về giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao.

Theo đó, trong thời gian vừa qua, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng đã có tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Vì vậy, Bộ Công Thương đã kiến nghị 6 giải pháp khắc phục hiện trạng này.

Thứ nhất, phối hợp giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics nhằm nâng cao năng lực, tập hợp doanh nghiệp hội viên cùng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tối đa tác động của giá cước.

Thứ hai, phân luồng hàng hoá và tuyến đường thay thế. Bên cạnh tuyến đường biển hiện tại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu với Châu Âu có thể xem xét các tuyến đường thay thế. Trong đó, có tuyến đường vận đi đường biển đến các cảng ở Trung Đông, sau đó đi đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ sang Châu Âu.

Thứ ba, tăng cường tận dụng ưu đãi của các FTA, nhằm tạo thuận lợi thương mại, nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các hiệp định này.

Thứ tư, giải quyết hàng hoá xuất nhập khẩu tồn đọng. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phối hợp với cơ quan hải quan, doanh nghiệp khai thác cảng đẩy nhanh tiến độ xử lý, góp phần thúc đẩy luồng hàng lưu thông và nâng cao năng lực xử lý hàng hoá tại cảng.

Thứ năm, hỗ trợ đào tạo và nâng cao năng lực đàm phán hợp đồng mua bán và hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các hiệp hội ngành hàng phối hợp với VCCI tăng cường tuyên truyền và nâng cao năng lực của doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước rủi ro.

Thứ sáu, xây dựng kế hoạch phòng ngừa và phản ứng nhanh. Các hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó để giảm thiểu rủi ro, tổn thất từ các sự cố phức tạp trong tương lai.

Hồng Nhung

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.