Rót vốn theo kiểu dọa dẫm, cuối cùng tỉ phú lập dị Masayoshi Son đã đối mặt hậu quả
Tập đoàn viễn thông SoftBank (Nhật Bản) đang gặp trở ngại lớn khi vay tiền từ 3 ngân hàng để cứu "kì lân" văn phòng chia sẻ WeWork. Các ngân hàng lo ngại tính khả thi của WeWork, trong khi họ cũng đã chạm ngưỡng thấu chi.
Đầu năm xông xáo, cuối năm lao đao
Hồi đầu năm, Tập đoàn viễn thông SoftBank tả xung hữu đột dưới sự chỉ đạo của tỉ phú Masayoshi Son. Họ ém hàng tỷ USD vào WeWork, Nuro (hãng thiết kế phương tiện tự lái Nuro) và nhiều "kì lân" khác.
Vì thế, chẳng ai ngờ rằng, đến quí 3, "mãnh hổ đầu tư" lại lao đao với gói cứu trợ 9,5 tỷ USD dành cho kì lân văn phòng chia sẻ WeWork.
Với mức định giá 47 tỷ USD trong hồ sơ IPO, mức định giá của WeWork lao dốc chóng mặt, chỉ còn 8 tỷ USD vào phút chót. Nhiều nhà phân tích tài chính tuyên bố giá trị thực sự của startup này chỉ là 0 USD.
WeWork không phải là cái tên duy nhất làm nên năm tồi tệ của SoftBank. Cổ phiếu của Uber Technologies và Slack Technologies - hai công ty nhận vốn từ Quĩ Vision Fund - đều lao dốc không phanh sau đợt IPO.
Giới đầu tư bắt đầu nghi ngại về những quyết định của tỷ phú Son. Với các quĩ đầu tư mạo hiểm theo đuổi chiến lược kiếm lời từ IPO, sự ngờ vực là điều đáng sợ nhất.
Chiến thuật đầu tư tàn nhẫn
3 năm qua, "thuyền trưởng" của SoftBank liên tục rót vốn ào ạt với những thủ đoạn chèn ép cứng rắn. Nếu một startup từ chối tiền đầu tư của SoftBank, "tỉ phú liều ăn nhiều" đe dọa ông sẽ bơm vốn cho công ty đối thủ hoặc dồn tiền cho các hãng cạnh tranh và buộc chúng sáp nhập.
Chiến thuật khắc nghiệt của Son trở thành gánh nặng khi các startup mà SoftBank rót vốn vật lộn với giá cổ phiếu sau IPO.
“Giờ đây nhiều người nhận ra rằng Son không phải một nhà đầu tư công nghệ. Ông ấy chỉ là một nhà tư bản cực đoan, vận dụng lại mô hình kinh doanh của thế kỷ 19: Vắt kiệt người lao động để kiếm tiền”, Shuli Ren, một nhà phân tích của Bloomberg, bình luận.
Danh mục đầu tư của Vision Fund khiến nhiều người suy nghĩ. Không đầu tư vào những công nghệ "xịn" như trí tuệ nhân tạo (Al) hay thiết kế chip nhớ, Vision Fund dành 40% vốn vào các doanh nghiệp vận tải và hậu cần như Uber và các phiên bản gọi xe khác.
Dù hành nghề ở Trùng Khánh (Trung Quốc) hay Bangkok (Thái Lan) đều không có bảo hiểm hay trợ cấp hưu trí, mà chỉ nhận tiền cho mỗi chuyến đi.
Mô hình tương tự cũng được áp dụng ở các lĩnh vực khác bên ngoài vận tải. Chuỗi khách sạn Oyo Hotels & Homes ở Ấn Độ buộc các đối tác phải gánh phần chi phí cố định quá lớn, theo New York Times.
Khác với thế kỉ 19, giờ đây người lao động biết cách lên tiếng. Năm ngoái, 3 kì lân ở Trung Quốc mà SoftBank rót vốn đối mặt với 32 cuộc đình công. Shuli Ren cho rằng việc chính phủ các nước can thiệp để bảo vệ người lao động chỉ còn là vấn đề thời gian.
Rất có khả năng con đường tới lợi nhuận sẽ gian nan với phần lớn công ty mà quĩ Vision Fund rót vốn. Thậm chí, với một số startup, vốn của Son có thể đẩy họ tới vực thẳm.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/