|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Rosland tăng vốn, đổi tên thành FLCHomes nhưng không còn là cty liên kết với FLC và FLC Faros

21:46 | 28/03/2019
Chia sẻ
CTCP Rosland vừa tăng vốn lên gấp 2,5 lần, đổi tên thành FLCHomes, có chung lãnh đạo với Tập đoàn FLC tuy nhiên cả Tập đoàn FLC lẫn công ty FLC Faros đều không góp thêm vốn và giảm tỉ lệ sở hữu tại đây.

FLC và FLC Faros đều không góp thêm vốn 

 Hôm nay 28/3, CTCP Tập đoàn FLC (Mã: FLC) và CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) công bố thông tin cho biết công ty cổ phần Rosland hiện không còn là công ty liên kết của hai doanh nghiệp này. 

 Cụ thể, Công ty cổ phần Rosland mới đây tăng vốn điều lệ gấp 2,5 lần, từ 200 tỉ đồng lên 500 tỉ đồng. Tuy nhiên ngày 27/3, Hội đồng quản trị của FLC đã thông qua việc không góp thêm vốn để tăng vốn điều lệ cho Rosland. Do đó, tỉ lệ sở hữu của FLC tại Rosland đã giảm từ 49% xuống còn 19,6%. Do vậy, kể từ ngày 27/3, Rosland không còn là công ty liên kết của Tập đoàn FLC. 

Văn bản công bố thông tin của FLC do Tổng Giám đốc Hương Trần Kiều Dung kí. 

Cùng ngày 27/3, HĐQT của FLC Faros cũng thông qua việc không góp vốn điều lệ cho Rosland, tỉ lệ sở hữu của FLC Faros cũng giảm từ 49% xuống còn 19,6% và do vậy từ ngày 27/3, Rosland cũng không còn là công ty liên kết của FLC Faros. 

Công bố thông tin của FLC Faros do Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Bình Phương kí, bà Phương đồng thời là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC. 

Tháng 6/2018, FLC công bố việc nhận chuyển nhượng 980.000 cổ phần của Rosland với giá không thấp hơn 100.000 đồng/cổ phần, tương ứng với giá trị tối thiểu 98 tỉ đồng, tỉ lệ sở hữu 49%. Cùng khoảng thời gian này, FLC Faros giảm tỉ lệ sở hữu tại Rosland từ 98% xuống còn 49%.

Tăng vốn, thay lãnh đạo, đổi tên thành FLCHomes 

Công ty cổ phần Rosland được thành lập ngày 2/11/2009, hiện có địa chỉ tại tầng 4, tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, Từ Liêm, Hà Nội – tức là cùng tòa nhà trụ sở Tập đoàn FLC. 

 Khi mới thành lập, CTCP Rosland chưa có tên gọi này. Tới tháng 11/2016, công ty mới đổi tên từ CTCP Đầu tư và Dịch vụ Nam Giang thành CTCP Rosland. Lãnh đạo và người đại diện theo pháp luật của công ty trong những năm qua bao gồm những cá nhân có quan hệ thân thiết với Tập đoàn FLC như bà Phạm Thị Hải Ninh (thành viên Ban Kiểm soát của FLC), hay bà Trịnh Thị Thúy Nga (em gái ông Trịnh Văn Quyết – người đồng thời là Chủ tịch HĐQT của FLC và FLC Faros). 

Theo giấy đăng kí kinh doanh thay đổi ngày hôm qua 27/3, ngoài việc tăng vốn từ 200 tỉ đồng lên 500 tỉ đồng, Rosland còn đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh phát triển Bất động sản FLCHomes, một cái tên dễ làm người ta nghĩ rằng đây là một công ty con hay chí ít cũng là một công ty liên kết của Tập đoàn FLC. 

FLCHomes hiện có ngành nghề kinh doanh chính là: Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê (mã ngành 6810) – một trong những ngành kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn FLC. 

Đặc biệt hơn, cũng từ lần thay đổi đăng kí kinh doanh ngày 27/3 này, người đại diện theo pháp luật của FLCHomes là Tổng Giám đốc Đàm Ngọc Bích. Bà Bích đồng thời là Phó Tổng Giám đốc thường trực của Tập đoàn FLC và Chủ tịch công ty TNHH Cemaco Việt Nam - một công ty có quan hệ sở hữu với Tập đoàn FLC.

Rosland tăng vốn, đổi tên thành FLCHomes nhưng không còn là cty liên kết với FLC và FLC Faros - Ảnh 1.

Bà Đàm Ngọc Bích - Phó TGĐ Thường trực Tập đoàn FLC, đồng thời là Tổng Giám đốc FLCHomes. Ảnh: FLC.

Tuy nhiên thực tế như đã nói ở trên, FLC đã không góp thêm vốn cho Rosland (nay là FLCHomes) và do vậy FLCHomes không phải là công ty liên kết của FLC. 

Câu hỏi còn bỏ ngỏ ở đây là khi cả FLC và FLC Faros đều không góp thêm vốn vào FLCHomes, thì cá nhân/tổ chức nào đã giúp công ty này tăng vốn từ 200 lên 500 tỉ đồng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đức Quyền

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.