Theo KBSV, các ngân hàng được cấp thêm room tín dụng phần nào sẽ giúp các doanh nghiệp BĐS có nguồn tiền mới để vay đảo phần nợ trái phiếu đến hạn. Tuy nhiên, phương án này chỉ áp dụng được đối với các doanh nghiệp có dự án mới và còn tài sản đảm bảo chất lượng tốt.
Room tín dụng cạn dần, nhu cầu tín dụng tăng cao làm ngân hàng ngày càng thận trọng trong việc cho vay, xem xét ưu tiên phân khúc khách hàng hoặc lĩnh vực kinh doanh. Nhiều ngân hàng đã phải bán bớt lượng trái phiếu sở hữu để có thêm room giải ngân cho khách hàng.
HoREA kiến nghị NHNN xem xét tăng trần dư nợ tín dụng năm 2022 thêm 1-2% so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% đã xác định trước đây, trong đó xem xét tăng trần dư nợ tín dụng cho 4 ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng thương mại đạt chuẩn Basel 2.
Lãi suất huy động cả năm 2022 được các chuyên gia phân tích kỳ vọng tăng 1-1,5%. Tuy nhiên trong năm 2023, lãi suất huy động có thể sẽ chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm và hạ nhiệt trong nửa cuối năm khi lạm phát giảm dần.
Phó Tổng Giám đốc ABBank cho rằng việc nới room sẽ giúp các ngân hàng duy trì được đà tăng trưởng lợi nhuận và triển khai thành công gói hỗ trợ lãi suất 2%.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết trước khi sử dụng biện pháp này, các ngân hàng tăng trưởng tín dụng rất cao, nhiều năm tăng trên 30%/năm, cá biệt có năm toàn hệ thống tăng tới 53,8%, kéo theo nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước luôn chỉ đạo các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng nhưng phải hướng tín dụng vào tất cả lĩnh vực trọng yếu, cần thiết có sự tập trung nhiều hơn để khôi phục nhanh.
Theo SSI Research, nhiều khả năng một số NHTM chưa được nới room trong đợt cấp mới vào đầu tháng 11 sẽ được NHNN cấp bổ sung room tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn cuối năm 2021.
Một số ngân hàng hiện chưa được nới room ở đợt cấp mới quý IV/2021 do NHNN vẫn đang tiếp tục xem xét. Các nhà băng này kỳ vọng được cấp bổ sung room tín dụng trong giai đoạn cuối năm nay.
Tính chung, hạn mức tín dụng trong năm 2021 của các ngân hàng đã được nới lên 13,8%. Theo đánh giá của BSC, điều này giúp các nhà băng có thêm dư địa tăng trưởng trong thời gian tới.
Các chuyên gia VDSC cho rằng lợi nhuận trong quý III có thể tăng trưởng chậm lại đáng kể so với quý II. Đồng thời, việc nới thêm room tín dụng sẽ là động lực cho ngành ngân hàng từ nay tới cuối năm.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.