|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Rò rỉ một thiết bị chưa từng có trong lịch sử Apple, sẽ được ra mắt trong năm sau

07:17 | 15/09/2022
Chia sẻ
Các thiết bị đeo thực tế hỗn hợp (mixed-reality) đầu tiên của Apple được cho là sẽ có tên gọi Reality theo nhiều hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gần đây.

Nhiều hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho thấy Apple có thể đang đăng ký tên gọi tiềm năng cho dòng sản phẩm thiết bị đeo thực tế hỗn hợp (mixed-reality) được chờ đón của mình, theo Bloomberg.

Được biết, Apple đã đệ trình hồ sơ đăng ký tại Mỹ, EU, Anh, Canada, Úc, New Zealand, Ả-rập Xê-út, Costa Rica và Uruguay đối với các tên gọi “Reality One,” “Reality Pro” và “Reality Processor”. Bloomberg nói rằng Apple thực tế không trực tiếp đăng ký các tên gọi này. Thay vào đó, hãng đăng ký thông qua các công ty luật để bảo vệ thông tin sản phẩm.

 Các nhãn hiệu Reality One, Reality Pro và Reality Processor đang được đăng ký được cho là có liên quan đến Apple. (Nguồn: Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ). 

Thiết bị đeo của Apple được kỳ vọng sẽ là sự kết hợp giữa công nghệ thực tế ảo và thực tế mô phỏng. Nó được kỳ vọng sẽ đưa Apple tiến sâu hơn vào cuộc cạnh tranh với Meta, công ty được cho là đi đầu ở mảng thực tế ảo (VR) ở thời điểm hiện tại. Lần gần nhất Apple ra mắt một dòng sản phẩm mới đã cách đây tới 7 năm với chiếc Apple Watch.

Về phần mình, người phát ngôn của Apple từ chối bình luận về thông tin nói trên. Các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu này hiện cũng chưa được phê duyệt và không có gì chắc chắn Apple sẽ sử dụng chúng trong thực tế.

Dù vậy, vẫn có nhiều bằng chứng cho thấy Apple đã xây dựng nền móng cho dòng sản phẩm thiết bị đeo thực tế hỗn hợp. Đầu năm nay, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cũng cho thấy Apple đang đăng ký tên gọi realityOS.

Tất cả các nhãn hiệu mới nói trên đều được đăng ký với một công ty vỏ bọc có tên mmersive Health Solutions LLC. Công ty này được thành lập vào tháng 2. Công ty này lại được đăng ký từ một công ty vỏ bọc khác là Corporation Trust Co. Đây là công ty thường được các công ty khác tìm đến để đăng ký tên nhãn hiệu/công ty mà không bị phát hiện danh tính thực tế.

Để chuẩn bị các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, quy trình bắt đầu ở Canada với hồ sơ gốc vào tháng 2 và ở một số quốc gia khác vào tháng 8. Công ty đứng đằng sau các nhãn hiệu này sẽ dùng một số công ty luật lớn ở từng quốc gia trong quá trình.

Từ lâu, Apple đã dùng cách này để đăng ký các tên sản phẩm sắp ra mắt vào tháng hoặc thậm chí vào năm trước khi nó chính thức trình này. Bằng cách này, Apple có thể có quyền sở hữu tên gọi sản phẩm từ sớm và tránh được rủi ro phải mua nó từ một đơn vị khác. Năm 2007, khi Apple ra mắt iPhone, hãng này đã phải mua lại tên gọi iPhone từ Cisco System Inc.

Apple đang đặt mục tiêu ra mắt các thiết bị đeo thực tế hỗn hợp cao cấp đầu tiên trên thị trường vào năm 2023. Dù vậy, hãng này đang gặp một số khó khăn liên quan đến cảm biến camera, phần mềm và vấn đề quá nhiệt trong quá trình phát triển.

Nếu Apple thực sự là công ty đứng sau các nhãn hiệu này, “Reality One” và “Reality Pro” có thể sẽ là các tên gọi của sản phẩm. Apple có thể sẽ đăng ký nhiều tên gọi khác nhau trong trường hợp sản phẩm có nhiều phiên bản.

Apple thường dùng “Pro” cho các sản phẩm cao cấp, ví dụ như iPhone 14 Pro, iPad Pro hay MacBook Pro. Trong khi đó, hãng này cũng từng dùng từ “One” trong tên sản phẩm, ví dụ như gói dịch vụ “Apple One”.

Thiết bị đeo của Apple với tên mã N301 nhiều khả năng sẽ là thiết bị mạnh mẽ và đắt nhất khi nó được ra mắt. Apple thậm chí còn đang phát triển các phiên bản tiếp theo của thiết bị này. Bên trong Apple, thiết bị nói trên cũng thỉnh thoảng được nhắc đến với tên gọi “Reality”. Điều này cho thấy ít nhất tên gọi này đang được cân nhắc, theo Bloomberg.

Apple cũng đăng ký tên thương mại “Reality Processor” nhiều khả năng nhắc đến dòng chip được thiết kế dành riêng cho thiết bị đeo này. Trước đó, nguồn tin nói rằng Apple lên kế hoạch dùng hệ thống chip M2 với 16 GB bộ nhớ cho thiết bị. Dù vậy, Apple cần thêm các công nghệ xử lý bổ sung để hiển thị đồ hoạ AR và VR độ phân giải cao.

Trước đó, Bloomberg đưa tin hệ điều hành dành cho thiết bị đeo của Apple sẽ có tên gọi “realityOS”. Cách đặt tên phần mềm này sẽ tương tự với cách Apple sử dụng tên gọi watchOS với Apple Watch. Hiện nay, Apple cũng có một tên gọi tương tự là RealityKit, một khung hướng dẫn để các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng AR cho iPhone.

Thiết bị đeo đầu tiên của Apple có thể sẽ có các ứng dụng Maps và FaceTime được thể hiện dưới dạng VR cùng với đó là các tính năng phối hợp dành cho nhiều người dùng cùng đeo thiết bị. Bên cạnh đó, thiết bị cũng có thể hiển thị các nội dung phim và thể thao dưới dạng VR đồng thời hỗ trợ chơi game.

Thiết bị của Apple sẽ là một thách thức đối với Quest Pro mà Meta dự kiến sẽ trình làng vào tháng 10 tới. Thiết bị mới của Meta sẽ có thêm một số tính năng như theo dõi chuyển động mắt hay chuyển động cơ thể của người đeo. Google (Alphabet), Samsung và nhiều đối thủ khác của Apple cũng đang tích cực phát triển các thiết bị AR và VR của riêng mình.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nam Khánh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.