|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Reuters: Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn đầu tư bất chấp TPP sụp đổ

08:13 | 22/06/2017
Chia sẻ
Các nhà đầu tư nước ngoài chẳng hề lúng túng trước việc Mỹ rút khỏi TPP, vẫn đang tiếp tục các kế hoạch đầu tư tại Việt Nam nhờ những lợi thế về lao động, môi trường chính sách...
reuters viet nam van la mot diem den hap dan dau tu bat chap tpp sup do
Nhà đầu tư TAL của Hong Kong vẫn đang tiếp tục kế hoạch đầu tư tại Việt Nam sau khi TPP sụp đổ, bởi theo Giám đốc điều hành TAL thì Việt Nam vẫn rất hấp dẫn. (Nguồn: Reuters)

Cứ khoảng 45 giây, một chiếc áo sơ mi được đóng gói gọn gàng của VanHeusen cho cửa hàng J C Penny tại Mỹ lại ra khỏi dây chuyền sản xuất tại một nhà máy ở phía bắc thủ đô Việt Nam.

Ngay cạnh đó, những cánh đồng lúa với diện tích cỡ 40 sân bóng đá được thay thế bằng một nhà máy dệt trị giá 320 triệu USD do tập đoàn TAL của Hong Kong xây dựng nhằm không cần phải nhập vải để sản xuất áo sơ mi nữa.

Giống như những nơi khác ở Việt Nam, không có dấu hiệu nào cho thấy tác động của việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tới các kế hoạch đầu tư, dù trước đó Việt Nam được dự báo hưởng lợi nhiều nhất từ TPP.

Trong thực tế, các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng 6% theo năm lên 6,15 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2017. Lao động giá rẻ là một điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Giám đốc điều hành của TAL, Roger Lee cho biết Việt Nam cũng được đánh giá cao về năng lực quản lý tầm trung, đạo đức làm việc và chính sách của chính phủ.

Dù việc loại bỏ thuế nhập khẩu vào Mỹ theo TPP được đánh giá là một lợi thế bổ sung, ông Lee cho biết không thay đổi suy nghĩ về kế hoạch đầu tư sau khi ông Trump rút khỏi TPP ngay khi nhậm chức.

"Việt Nam là một đề xuất rất hấp dẫn", ông Lee nói.

Lương của công nhân may tại Việt Nam là 250 USD/tháng, so với 700 USD/tháng tại Trung Quốc, nơi TAL mới đây đã đóng của một nhà máy vì lý do chi phí.

Việc cắt giảm thuế nhập khẩu tới 30% khiến các công ty may mặc trở thành đối tượng hưởng lợi đặc biệt từ TPP. Hiệp định TPP được dự báo sẽ giúp xuất khẩu Việt Nam tăng 28% và GDP của Việt Nam cũng dự kiến tăng tới 11% trong một thập kỷ.

Các doanh nghiệp may mặc khác cũng không hề nản chí vì thỏa thuận TPP sụp đổ. Giám đốc điều hành của Lawgroup, Bosco Law, chia sẻ với Reuters rằng đang tìm cách mở rộng 3 nhà máy với 10.000 nhân công của mình.

Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ là lớn thứ sáu trong năm ngoái, hiện đang bị kiểm soát vì chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump, chính sách này muốn mang việc làm sản xuất quay trở lại Mỹ. Tuy vậy, điều này cũng chẳng hề khiến các nhà đầu tư nản lòng.

"Chúng tôi đã làm việc với một vài doanh nghiệp sản xuất Mỹ đã liên lạc với chúng tôi sau khi TPP sụp đổ và rằng muốn di dời một phần hoạt động tại Trung Quốc của họ", ông Oscar Mussons, một chuyên gia cao cấp tại doanh nghiệp tư vấn chuyên nghiệp Dezan Shira và đồng sự cho biết.

Rẻ hơn Trung Quốc

Việt Nam hưởng lợi lớn khi chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng lên và bản thân Trung Quốc hiện là một trong ba nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

TPP lẽ ra đã cải thiện hơn nữa việc tiếp cận thị trường Mỹ và những thị trường khác nữa cho các nhà sản xuất tại Việt Nam, nhưng đồng thời cũng buộc Việt Nam phải cải cách mọi thứ, từ việc mở cửa thị trường nhập khẩu lương thực tới tăng quyền của người lao động.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trả lời Reuters rằng Việt Nam có kế hoạch tiếp tục cam kết với TPP, để tăng cường sức mạnh cho nền kinh tế và cả vì những hiệp định thương mại khác như với Liên minh châu Âu (EU). 11 thành viên còn lại của TPP cũng vẫn đang cố gắng để giữ hiệp định tồn tại.

Ông Dũng cho biết Việt Nam đặt mục tiêu thu hút 10 tỷ USD vốn FDI mỗi năm trong vòng 5 năm tới, so với gần 16 tỷ USD chỉ tính riêng năm 2016, khi Việt Nam đang tìm cách thay đổi các loại hình đầu tư muốn thu hút.

"Trước đây chúng tôi từng tập trung vào số lượng, giờ chúng tôi chuyển sang chất lượng," ông Dũng cho biết. "Công nghệ cao hơn, giá trị gia tăng ao hơn, sử dụng ít năng lượng hơn, ít nguyên liệu thô hơn, ít lao động rẻ hơn".

Đó là một thách thức lớn với Việt Nam. Theo Reuters, Việt Nam đang thua kém các đối thủ cạnh tranh ở những kỹ năng hàng đầu.

"Việt Nam vẫn là một quốc gia hấp dẫn, nhưng các doanh nghiệp có thể sẽ không đầu tư nhiều như dự kiến bởi họ thấy rằng người lao động thiếu những kỹ năng để tăng giá trị," Mussons nhận xét. "Các doanh nghiệp đã quá tập trung vào cắt giảm chi phí và không quan tâm đủ tới đào tạo".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Nguyễn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.