|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Rabobank đánh giá ảnh hưởng của dịch ASF tại Trung Quốc, Việt Nam

19:45 | 18/09/2019
Chia sẻ
Trong một lưu ý công bố đầu tháng 9, Rabobank duy trì dự báo cho lượng sử dụng thức ăn chăn nuôi và nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc từ tháng trước. Năm 2019, ngân hàng dự báo thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc sẽ giảm 35% so với năm ngoái.

Rabobank cho biết sản lượng thịt heo của quốc gia châu Á được dự báo giảm 25% so với năm 2018.

Theo Justin Sherrard, chuyên gia phân tích protein động vật toàn cầu tại Rabobank, khả năng cao sản lượng thịt heo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2020, tổng cộng sản lượng thịt heo có thể giảm thêm 10 - 15% so với năm nay.

Ngân hàng Hà Lan dự báo đàn heo tại Trung Quốc giảm 50% vào cuối năm 2019. Trong khi sản lượng thịt heo và đàn heo có mối liên quan tới nhau, hai phân khúc được nhìn nhận có chút khác biệt, ông Sherrard nói. 

"Dấu hiệu chúng tôi đang tìm kiếm ở thời điểm hiện tại là điều gì đang xảy ra đối với đàn heo, và nó ảnh hưởng thế nào tới nhu cầu thức ăn chăn nuôi. 

Một khi bắt đầu giữ đàn heo cho mục đích sinh sản, đồng nghĩa với việc tái đàn, nhưng sẽ không có sự thay đổi về sản lượng thịt heo".

Ông cũng lưu ý thêm giá thịt heo đang phản ứng với tác động của dịch tả heo châu Phi (ASF), với giá đạt đạt những mức kỉ lục mới. 

"Chúng tôi đang tìm hiểu liệu dấu hiệu về giá, đã rất mạnh trong vài tuần qua, có đủ để khiến một số nhà sản xuất qui mô nhỏ tái đàn. 

Điều tôi quan sát có thể xảy ra, nhưng với tốc độ tăng của giá heo hơi, tốc độ tăng của giá thịt heo nhanh hơn tốc độ tăng của giá heo giống. 

Vì vậy, dường như dấu hiệu về giá không đủ mạnh cho các nhà sản xuất vượt qua lo ngại về rủi ro tái nhiễm dịch bệnh khi tính toán có nên thực hiện việc tái đàn hay không".

US-pig-herd-hits-record-breaking-level_wrbm_large

Ảnh: GlobalMeatNews.

Vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc

Virus ASF tiếp tục lây lan ở những phần khác của châu Á và châu Âu.

Việt Nam cũng nằm trong số những quốc gia vị dịch ASF tấn công. Quốc gia Đông Nam Á là một thị trường lớn đối với thịt heo, theo nhiều cách, nhưng vẫn chưa thể so sánh với Trung Quốc, theo Feed Navigator.

Năm 2018, tổng sản lượng thịt heo tại Trung Quốc là 54 triệu tấn, trong khi sản lượng của Việt Nam là khoảng 2,8 triệu tấn, ông Sherrard chia sẻ. 

"Nếu nhìn vào tỉ trọng đàn heo bị ảnh hưởng tại Việt Nam, và sản lượng vào cuối năm, những con số nhỏ hơn rất nhiều, nhưng tỉ trọng sản lượng bị ảnh hưởng khá tương đương với của Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, chúng tôi dự đoán sản lượng thịt heo giảm 25%, và tại Việt Nam, con số này là gần 20%.

Việt Nam sẽ tiếp tục gặp thử thách ngay trong đàn heo, và sản lượng thịt heo sẽ tiếp tục giảm vào 2020", ông Sherrard nói.

Tình hình tại Đông Nam Á còn phức tạp hơn, với dịch ASF tiếp tục lây lan trong khu vực., và rất nhiều quốc gia bị liên lụy. 

"Việc sắp xếp Campuchia, Lào hay Myanmar và Trung Quốc theo thứ tự chính xác về những gì đang diễn ra là một thử thách. 

Ví dụ, nếu không thể diệt trừ dịch bệnh tại Lào thì rủi ro tái nhiễm tại Việt Nam vẫn tiếp tục vì biên giới giữa hai quốc gia, và điều tương tự đối với Campuchia", ông Sherrard nhận định. 

Hệ quả của sự bùng phát dịch ASF trong dài hạn

Dịch ASF sẽ là vấn kề kéo dài nhiều năm và nhiều khu vực, theo đó dẫn tới sự thay đổi cấu trúc về protein động vật toàn cầu. 

"Số lượng sụt giảm giảm về đàn heo tại Trung Quốc sẽ khiến quốc gia châu Á cần nhiều năm để phục hồi, nhưng việc chưa có vacxin cũng khiến thời gian khôi phục kéo dài hơn. 

Các nhà sản xuất đang đối mặt với áp lực bệnh dịch, đối mặt với thử thách trong việc quyết định có nên tái dàn hay không, hoặc quyết định quá trình đúng đắn để tái đàn. 

Điều họ cần làm là tăng độ an toàn sinh học lên mức có thể tự tin tái đàn, nhằm cho phép họ thực hiện quá trình từ khi mua heo giống cho tới khi giết mổ", ông Sherrard cho hay. 

Thực tế, vấn đề là liệu Trung Quốc có phục hồi được không.

"Qui mô rất lớn, với 50% đàn heo Trung Quốc sẽ biến mất vào cuối năm nay, đó là một phần tư số heo của thế giới", ông nói thêm. 

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.