|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Quỹ to nhất TTCK Việt Nam bất ngờ bán ròng nghìn tỷ, nâng tỷ trọng tiền mặt gấp 4 lần ngay trước ngày nghỉ Tết

07:05 | 10/02/2022
Chia sẻ
Sau khi duy trì tỷ trọng tiền mặt thấp trong 3 tuần đầu của tháng 1, quỹ VEIL do Dragon Capital quản lý bất ngờ bán ròng với quy mô hơn 1.200 tỷ đồng.

Báo cáo được quỹ Vietnam Enterprise Investments Ltd (VEIL) công bố mới đây cho thấy quỹ ngoại này đã bất ngờ đảo chiều bán ròng ngay trước thời điểm thị trường bước vào kỳ nghỉ Tết âm lịch. Đây là động thái từng diễn ra trước kỳ nghỉ lễ tết dương dịch.

Ghi nhận tại ngày 27/1, tỷ trọng tiền mặt của quỹ VEIL là 2,77%, gấp gần 4 lần so với ngày 20/1. Theo quan sát, quỹ tỷ USD này sau khi bán ròng mạnh vào cuối năm 2021 đã giải ngân trở lại trong những tuần đầu của tháng 1. Tỷ trọng tiền trong danh mục của quỹ luôn ở ngưỡng thấp, dưới 1% trước khi quay xe bán ròng.

Giá trị tài sản ròng của quỹ VEIL cập nhật thời điểm cuối tháng 1 là 2.587,49 triệu USD (tương đương 58.710 tỷ đồng). Ước tính với quy mô trên, quỹ VEIL đã bán ròng trên 1.200 tỷ đồng trong tuần giao dịch (20 - 27/1).

Quỹ tỷ USD của Dragon Capital rút về - Ảnh 1.

Tỷ trọng tiền mặt của quỹ VEIL do Dragon Capital quản lý. Nguồn: HL tổng hợp.

Thông tin về hoạt động đầu tư, quỹ tỷ USD do Dragon Capital đã khởi đầu không mấy thuận lợi trong năm 2022 khi đạt tỷ suất lợi nhuận âm 0,5% trong tháng đầu năm. Diễn biến kém sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tác động đến hiệu quả đầu tư của quỹ. 

Trong năm ngoái, tỷ suất lợi nhuận của quỹ VEIL đạt 47,1%, cao hơn đáng kể mức tăng gần 39% của chỉ số tham chiếu VN-Index. Đây là kết quả đầu tư ấn tượng nhất trong ba năm trở lại đây của quỹ VEIL.

Về danh mục đầu tư của quỹ VEIL, nhóm ngân hàng vẫn là tâm điểm của danh mục với tỷ lệ phân bổ trên 35%. Dù vậy, hai mã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục thay đổi trong nhiều tháng trở lại đây là HPG (11,2%), VPB (10,77%).

Quỹ tỷ USD của Dragon Capital bất ngờ bán ròng nghìn tỷ, nâng tỷ trọng tiền mặt gấp 4 lần ngay trước ngày nghỉ Tết - Ảnh 2.

Top10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ VEIL thời điểm cuối tháng 1/2022. Ảnh: VEIL.

Hoàng Linh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.