|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu các TCTD

09:52 | 21/06/2017
Chia sẻ
86% đại biểu Quốc hội tham dự biểu quyết tán thành thông qua Nội dung của Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2017.
quoc hoi chinh thuc thong qua nghi quyet xu ly no xau cac tctd
Quốc hội thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu của các TCTD (Ảnh: VGP)

Tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 3 sáng 21/6, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD). Trong số 467 đại biểu tham gia biểu quyết nội dung này, có 424 đại biểu tán thành, tương đương trên 86% tổng số đại biểu Quốc hội.

Trước khi biểu quyết, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết.

Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu quy định về các biện pháp xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, đồng thời nâng cao vai trò, năng lực của VAMC.

Nghị quyết có 18 điều, gồm một số quy định chưa được quy định tại các luật hiện hành và một số quy định khác với quy định tại các luật hiện hành, thời hạn hiệu lực là 5 năm, kể từ ngày 15/8/2017.

Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo nghị quyết quy định bao gồm toàn bộ nợ xấu phát sinh do nghiệp vụ tín dụng thực hiện trước thời điểm Nghị quyết có hiệu lực được xác định là ngày 15/8/2017.

Nợ xấu được quy định tại nghị quyết là các khoản nợ không có khả năng thu hồi hoặc được đánh giá không có khả năng thu hồi một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi khi đến hạn thanh toán, được phân loại vào nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có nguy cơ mất vốn. Phạm vi, nguyên tắc và phương pháp xác định nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Nghị quyết còn bao gồm các quy định về bán nợ xấu và tài sản bảo đảm theo giá thị trường, về mua bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm... Đồng thời, cũng cho phép VAMC được mua các khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro đang hạch toán ngoài bảng và chuyển đổi các khoản nợ xấu mà VAMC đã mua bằng trái phiếu đặc biệt sang mua theo giá trị thị trường.

Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho các tổ chức, cá nhân bao gồm cả các pháp nhân, cá nhân không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ cũng là nội dung được thể hiện tại Nghị quyết.

Nhằm tăng hiệu quả hoạt động xử lý tài sản bảo đảm qua tòa án, Nghị quyết cũng quy định về áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm và quyền xử lý tài sản bảo đảm. Đồng thời, để bảo đảm tính khả thi, Nghị quyết này đã giao Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn chi tiết về áp dụng thủ tục rút gọn.

quoc hoi chinh thuc thong qua nghi quyet xu ly no xau cac tctd Xử lý nợ xấu, chắc chắn lãi suất sẽ giảm

Vào cuối phiên thảo luận về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu (XLNX) của các tổ chức tín dụng (TCTD) chiều ngày ...

quoc hoi chinh thuc thong qua nghi quyet xu ly no xau cac tctd Xử lý tài sản bảo đảm trong Nghị quyết xử lý nợ xấu

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉnh lý Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu ...

quoc hoi chinh thuc thong qua nghi quyet xu ly no xau cac tctd Thống đốc NHNN: Sẽ gỡ bỏ giới hạn xử lý nợ xấu

Việc chỉ xử lý nợ xấu đến thời điểm phạm vi nhất định không tạo cơ chế không được đồng bộ trong khi nợ xấu ...

Diệp Bình