Thống đốc NHNN: Sẽ gỡ bỏ giới hạn xử lý nợ xấu
Không dùng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu
Trong phiên làm việc ngày 7/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã lắng nghe các ý kiến của các đại biểu quốc hội và đưa ra định hướng giải pháp cho việc xử lý nợ xấu trong giai đoạn tới.
Cụ thể, NHNN định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới phải ổn định vĩ mô, tăng cường năng lực thanh tra, giám sát. Đồng thời, yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) là phải tăng cường năng lực quản trị điều hành để hạn chế phát sinh nợ xấu.
Về nguyên tắc xử lý nợ xấu, NHNN tiếp thu ý kiến đại biểu và bổ sung trong dự thảo nghị quyết là không sử dụng ngân sách nhà nước, bổ sung nguyên tắc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và làm trái quy định pháp luật gây ra nợ xấu và tổn thất cho hoạt động của ngân hàng. NHNN cũng sẽ bổ sung chi tiết về khái niệm về nợ xấu, cách xác định nợ xấu.
Giới hạn phạm vi nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến quá trình xử lý triệt để nợ xấu
Thống đốc cũng xác định, việc điều chỉnh phạm vi áp dụng các khoản nợ xấu bao gồm cả nợ xấu hiện tại và nợ xấu phát sinh trong khoảng thời gian có hiệu lực của nghị quyết và không bị giới hạn về thời điểm phát sinh nợ xấu là rất cần thiết. Bởi việc giới hạn phạm vi nợ xấu chỉ gồm nợ xấu hiện tại, sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu xử lý triệt để và toàn diện nợ xấu.
Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bản và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý chiếm khoảng 5,8%. Nếu tính toàn bộ các khoản nợ về bản chất là nợ xấu thì khoảng 10,08%. Trong khi nợ xấu luôn tiềm ẩn và phát sinh hằng ngày với hoạt động của các TCTD. Tính trung bình thì trong những năm qua thì nợ xấu phát sinh hằng năm là từ 1,3% - 1,5% phát sinh thêm.
Việc chỉ xử lý nợ xấu đến thời điểm phạm vi nhất định thì cũng tạo cơ chế không được đồng bộ. Vì một TCTD có khoản nợ xấu thì xử lý được theo quy định của nghị quyết nhưng cũng có khoản nợ xấu lại thực hiện theo các quy định khác của pháp luật thì rất vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện trên thực tế.
Quyền thu giữ tài sản là phù hợp với hiến pháp và quy định pháp luật
Về vấn đề thu giữ tài sản, Thống đốc nhấn mạnh quyền thu giữ tài sản bảo đảm (TCBĐ) là quyền đương nhiên và chính đáng mà TCTD có được theo thỏa thuận giữa hai bên khi xác lập giao dịch cấp tín dụng và giao dịch bảo đảm.
Các thỏa thuận về quyền thu giữ các bên liên quan là phù hợp với hiến pháp và quy định của pháp luật. Trường hợp các tổ chức, cá nhân tự nguyện đem tài sản của mình thế chấp, cầm cố để đảm bảo cho việc trả nợ là giao dịch dân sự sẽ làm phát sinh nghĩa vụ giao TCBĐ hay nói cách khác là quyền thu giữ tài sản đảm bảo đã được đồng ý trên cơ sở tự nguyện của các bên.
Về quyền nhà ở, việc thực hiện quyền thu giữ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện đã có tại hợp đồng bảo đảm giữa các bên. Do đó, về nguyên tắc chủ nhà khi đã giao kết hợp đồng giao dịch bảo đảm thì đã nhất trí cho việc thu giữ này. Ông cũng cho biết thêm nếu TSBĐ theo nhiều nghĩa vụ thì thực hiện theo đúng quy định của pháp luật là đã có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục
Đấu giá nợ xấu theo giá thị trường
Về bán đấu giá nợ xấu theo giá thị trường, Thống đốc giải thích thêm thẩm quyền quy định bán đấu giá tài sản đã được quy định tại Bộ luật dân sự và các nghị định của Chính phủ. Theo đó, nếu có sự chấp thuận của các bên đi vay thì pháp luật cho phép bán theo cơ chế thỏa thuận.
Trong trường hợp có sự tranh chấp thì việc đó phải được thực hiện qua đấu giá, định giá theo các quy định đấu giá và xử lý tài sản. Do đó, quy định này đảm bảo cơ chế công khai, minh bạch.
Thống đốc cũng cho biết NHNN sẽ tiếp tục chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội. Bởi vì đây là một cơ sở pháp lý rất quan trọng để Chính phủ có thể có khuôn khổ tạo điều kiện cho các TCTD đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và TSBĐ của các khoản nợ xấu.
Thống đốc Lê Minh Hưng chỉ ra 11 nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng chỉ ra 6 nguyên nhân khách quan và 5 nguyên nhân chủ quan dẫn đến ... |
600.000 tỷ đồng nợ xấu: 90% là tiền của dân, 10% là của ngân hàng
“Trong 600.000 tỷ đồng nợ xấu có tới 90% là tiền của dân, 10% là của ngân hàng”, đại biểu Nguyễn Văn Thắng, đoàn TP.Hà ... |
Nhiều ý kiến đề nghị không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu
Sáng nay (7/6), kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ ... |