|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

UBTVQH: Sẽ giữ nguyên tên và thời hạn áp dụng của Nghị quyết xử lý nợ xấu

15:47 | 12/06/2017
Chia sẻ
Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã đưa ra giải trình chi tiết về một số ý kiến còn gây nhiều tranh cãi trong dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu như tên gọi, phạm vi áp dụng, thời gian hiệu lực,...
se giu nguyen ten va thoi han ap dung cua nghi quyet xu ly no xau
Sẽ giữ nguyên tên và thời hạn áp dụng của Nghị quyết xử lý nợ xấu (Ảnh: quochoi.vn)

Trong phiên họp Quốc hội chiều ngày 12/6, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội (UBTVQH) đã đưa ra báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) sau phiên thảo thuận tại Tổ và Hội trường.

se giu nguyen ten va thoi han ap dung cua nghi quyet xu ly no xau Ngày mai (12/6), Quốc hội tiếp tục thảo luận về nợ xấu

Không thay đổi tên gọi và phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết

UBTVQH cho rằng nghị quyết được ban hành để thí điểm các chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành. Do vậy, việc ban hành Nghị quyết là có cơ sở pháp lý, bảo đảm tính hợp hiến.

Về tên gọi, UBTVQH cho rằng nên giữ nguyên tên gọi của Nghị quyết để bảo đảm tính đồng bộ trong xử lý nợ xấu như phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết. Theo đó, Nghị quyết này quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của TCTD.

Không phân biệt nợ xấu do nguyên nhân khách quan hay chủ quan

Đối với ý kiến đề nghị chỉ áp dụng đối với các khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan, UBTVQH cho rằng xử lý nợ xấu là vấn đề cấp thiết và ưu tiên hàng đầu không cần phân biệt chủ quan hay khách quan. Bởi vì, để xác định các nguyên nhân xảy ra nợ xấu là do chủ quan hay khách quan cần phải thông qua hoạt động thanh tra, điều tra đối với từng trường hợp cụ thể.

Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật gây ra nợ xấu hiện đã được pháp luật quy định đầy đủ và đã được bổ sung trong Nghị quyết. Việc xử lý nợ xấu không làm thay đổi trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Giữ nguyên thời gian hiệu lực của Nghị quyết là 5 năm

Trong phiên thảo luận đã có một số ý kiến đề nghị thời hạn của Nghị quyết đến năm 2020 để phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh tế (giai đoạn 2016-2020). Tuy nhiên, để bảo đảm cho quá trình triển khai được hiệu quả, Nghị quyết cần có thời gian đủ dài để các chính sách mới được thực thi trong thực tiễn. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép thời gian hiệu lực của Nghị quyết là 5 năm như đề nghị của Chính phủ.

Ngoài các vấn đề trên, một số đại biểu có ý kiến đề nghị công khai các TCTD có nợ xấu cao để có các giải pháp cụ thể, cần triển khai các công cụ xử lý nợ xấu theo thông lệ quốc tế như chứng khoán hóa. Giải trình vấn đề này, UBTVQH các giải pháp cụ thể đổi với các TCTD có nợ xấu cao sẽ được cân nhắc và nêu rõ trong đề án cơ cấu. Do đó, sẽ không bổ sung trong Nghị quyết và đề nghị Chính phủ lưu ý trong quá trình chỉ đạo, điều hành.

Về cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến thu giữ tài sản sẽ được thực hiện theo quy định trong Luật khiếu nại tố cáo. Giao dịch giữa TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu là giao dịch dân sự, không có quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước. Do đó, nếu phát sinh tranh chấp thì thực hiện xử lý theo cơ chế xử lý tranh chấp dân sự theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự.

se giu nguyen ten va thoi han ap dung cua nghi quyet xu ly no xau Xử lý nợ xấu không dùng ngân sách khó khả thi

Nợ xấu có liên quan đến doanh nghiệp nhà nước nên cần có trách nhiệm của nhà nước trong xử lý nợ xấu dựa trên ...

se giu nguyen ten va thoi han ap dung cua nghi quyet xu ly no xau Cổ phiếu ngân hàng lên cơn sốt, rầm rập đổ tiền nghìn tỷ

Dòng tiền hàng chục ngàn tỷ đồng dồn dập đổ vào các cổ phiếu ngân hàng với kỳ vọng cổ phiếu ngành này sẽ tăng ...

se giu nguyen ten va thoi han ap dung cua nghi quyet xu ly no xau Thống đốc NHNN: Sẽ gỡ bỏ giới hạn xử lý nợ xấu

Việc chỉ xử lý nợ xấu đến thời điểm phạm vi nhất định không tạo cơ chế không được đồng bộ trong khi nợ xấu ...

Diệp Bình

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, "cứu cánh" cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.