|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Quĩ bình ổn giá xăng dầu: Tiếp tục tranh cãi việc bỏ hay giữ

07:14 | 11/12/2019
Chia sẻ
Dự thảo sửa đổi Nghị định số 83/2014 về việc kinh doanh xăng dầu còn nhiều vấn đề gây tranh luận, đặc biệt là việc Ban soạn thảo quyết định vẫn giữ lại Qũi Bình ổn giá xăng dầu.

Trong khí đó, nhiều chuyên gia khẳng định việc quỹ bình ổn xăng dầu thực chất chỉ thu tiền của người mua xăng để “bình ổn” cho người mua xăng, trong khi giá xăng dầu đã gánh rất nhiều loại thuế phí khác.

quy-binh-on-xang-dau

Dự thảo sửa đổi Nghị định số 83 về việc kinh doanh xăng dầu còn nhiều vấn đề gây tranh luận, đặc biệt là việc Ban soạn thảo quyết định vẫn giữ lại Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Dự thảo sửa đổi Nghị định số 83 về việc kinh doanh xăng dầu còn nhiều vấn đề gây tranh luận, đặc biệt là việc Ban soạn thảo quyết định vẫn giữ lại Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Chưa thể bỏ hẳn quỹ bình ổn xăng dầu

Ở góc nhìn ban soạn thảo, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nói rằng thời gian qua, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đã thể hiện là công cụ linh hoạt để bình ổn giá xăng dầu trong nước phù hợp với mục tiêu kìm lạm phát, ổn định chỉ số giá tiêu dùng (CPI). 

Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, cần kiểm soát theo luật giá. 

Đây là mặt hàng cần đảm bảo an ninh năng lượng. Việc sửa đổi lần này vẫn theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, muốn điều tiết và can thiệp thị trường vẫn cần phải có công cụ’, ông Đông phân tích.

Theo quan điểm của ông Đông, chúng ta đang vận hành nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, vì vậy, tại 2 cuộc họp gần đây liên quan đến vấn đề sửa đổi Nghị định 83 do Bộ Công Thương tổ chức, Ban soạn thảo đã thống nhất vẫn giữ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để có công cụ điều tiết và bình ổn giá phù hợp nhằm kiểm soát CPI, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

Trong khi đó, chuyên gia tài chính Ngô Trí Long cũng cho rằng khi Nhà nước điều hành giá xăng dầu, vẫn phải giữ lại quỹ bình ổn giá xăng dầu chứ chưa thể bỏ được.

Bởi khi giá thế giới có biến động, nếu không có quỹ này, giá xăng dầu trong nước sẽ tăng cao, gây áp lực rất lớn lên lạm phát.

“Mục tiêu số 1 của Chính phủ trong mấy năm qua và những năm tới vẫn là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. 

Do đó, cần thiết phải duy trì quỹ bình ổn này để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hạn chế cú sốc từ bên ngoài” - ông Long kiến nghị. Đồng thời cho rằng chỉ đến khi giá xăng dầu trong nước theo cơ chế thị trường một cách thực sự, giá xăng dầu trong nước bám sát giá thế giới thì sẽ bãi bỏ quỹ này.

Cần xây dựng một cơ chế bình ổn khác

PGS TS Bùi Xuân Hồi - Giảng viên cao cấp Bộ môn kinh tế Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng về mặt bản chất là một công cụ điều tiết ổn định giá xăng dầu trong nước trước những biến động của thị trường quốc tế đặc biệt là ở nhưng giai đoạn giá dầu quốc tế tăng cao thì vai trò của quỹ bình ổn càng lớn.

Tuy vậy, vấn đề ở chỗ điều mà cả xã hội quan tâm là sự công khai minh bạch của quỹ từ dòng ra dòng vào, giá trị của quỹ, cơ chế quỹ… 

Chỉ khi trong nghị định mới vấn đề công khai minh bạch của quỹ được giải quyết thì việc giữ lại quỹ mới đáp ứng được các mục tiêu: bình ổn giá và minh bạch thông tin điều hành cua nhà nước liên quan tới quỹ. 

Còn vẫn với cách làm như hiện nay thì không nên giữ lại quỹ mà cần xây dựng một cơ chế bình ổn khác.

Đồng quan điểm ông Nguyễn Tiến Thỏa - nguyên cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính - cho rằng mục tiêu của việc điều hành giá xăng dầu là để hạn chế, không để tác động của giá thế giới tạo ra những biến động, những cơn sốt giá ở trong nước tác động bất lợi đến thị trường, đến sản xuất kinh doanh trong nước.

Điều hành quỹ nhưng vẫn phải để giá phản ánh giá thị trường ở mức độ nhất định, chứ không phải như một số kỳ điều chỉnh vừa qua mang tính "triệt tiêu" sự biến động của thị trường là không phù hợp.

“Trước mắt, khi vẫn phải phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới, vẫn nên giữ quỹ nhưng phải cải tiến”, ông Thỏa nói.

Cụ thể, chỉ nên trích lập quỹ khi kinh doanh xăng dầu có lãi, tức là khi giá xăng dầu hạ, doanh nghiệp có lãi và không trích lập khi giá tăng cao. 

Ngay cả doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu kinh doanh có lãi cũng phải trích ra lập quỹ chứ không chỉ người tiêu dùng đóng góp để tạo sự công bằng.

Còn về chi quỹ bình ổn giá, theo ông Thỏa, chỉ chi khi giá biến động bất thường và phải định lượng rõ sự bất thường, xóa bỏ cách điều hành theo kiểu xem giá xăng dầu luôn bị biến động bất thường. 

Về lâu dài, khi không còn phụ thuộc vào việc nhập khẩu xăng dầu thế giới, tức là không phụ thuộc vào biến động của giá xăng dầu thế giới, sẽ có thể không cần quỹ này.

Huyền Trang