|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

ProoV: Startup tạo ra cách làm mới cho các startup khác

21:28 | 24/02/2017
Chia sẻ
 Việc bán phần mềm cho các doanh nghiệp đối với startup thường gặp rất nhiều gian nan. Đối với các công ty lớn, quy trình kiểm tra và tùy biến để tương thích hệ thống thường kéo theo những rắc rối. Các startup có thể đưa phần mềm của mình sang một môi trường khác để kiểm tra.
proov startup tao ra cach lam moi cho cac startup khac
Ảnh minh họa

Startup ProoV tại Israel đang xây dựng một nền tảng cho phép các doanh nghiệp có thể dùng thử sản phẩm hay công nghệ của một startup khác trước khi quyết định bỏ tiền ra mua.

Theo CEO của startup này là Toby Olshanetsky, anh đã có 20 năm kinh nghiệm xây dựng phần mềm cho doanh nghiệp và ý tưởng của nền tảng này chính là đến từ những “kinh nghiệm đau thương” của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp hiện nay khi mua công nghệ của một startup theo quy trình: các startup giới thiệu công nghệ của mình cho các doanh nghiệp. Nếu người phụ trách công nghệ hoặc người có quyền quyết định thích một sản phẩm nào đó, họ sẽ cài đặt phần mềm này lên các máy tính đặc biệt để dùng thử.

Nếu quá trình thử này cho thấy nó sẽ có hiệu quả với doanh nghiệp, phần mềm tiếp tục được cài đặt trên một số máy tính khác và startup sẽ phải cố gắng tùy biến phần mềm mới để nó có thể tương thích tốt với những ứng dụng và phần cứng đã có. Quá trình này được gọi là POC.

Khi quá trình POC được thực hiện xong, phiên bản phần mềm được tùy chỉnh tiếp tục được đưa vào sử dụng thực tế với một nhóm nhân viên bình thường để đảm bảo khả năng sử dụng trước khi công ty chia một khoản tiền lớn để mua công nghệ.

Những gì ProoV làm sẽ giúp quá trình POC được thực hiện đơn giản hơn. Nó không chỉ là một môi trường để các lập trình viên kiểm tra sản phẩm của mình trước khi đưa tới khách hàng như TestFlight hay TestFairy hiện nay. Cũng không phải đưa sản phẩm lên môi trường đám mây để kiểm thử.

Các startup công nghệ có thể dùng ProoV để thực hiện quá trình POC mà không cần cài đặt thử lên hệ thống nào thậm chí cũng không cần tới công ty khách hàng. Trong khi đó bản thân các khách hàng có thể sử dụng nền tảng này thử nghiệm khả năng tương tích của ứng dụng mới trên hệ thống mình đang có nhờ việc mô phỏng kiến trúc dữ liệu của mình trên nền tảng này.

Nói cách khác ProoV đang thực hiện nhiệm vụ của một “người mai mối”, giúp cho các startup và các công ty có nhu cầu mua công nghệ tìm được đối tác phù hợp.

Tuy nhiên thực tế, việc thực hiện quá trình POC trong công nghiệp phần mềm là một quá trình phức tạp. ProoV đang định hướng một cách khác để giải bài toán khó này. Trong khi đó những gì họ đang làm là quá mới và chưa gì có thể khẳng định giải pháp của họ sẽ thành công.

Nhưng đã có một số tín hiệu tích cực, mới đây họ cho biết đã gọi vốn thành công Series A với số tiền huy động được là 7 triệu USD. Ngoài ra startup này cũng đã ký thỏa thuận với 300 startup và 44 công ty có nhu cầu về thử nghiệm công nghệ. Hiện nay đã có 91 chương trình thử nghiệm đang hoạt động


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tùng Linh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Xu hướng dịch chuyển dòng chảy tín dụng
Bối cảnh kinh tế đã trải qua nhiều biến động chỉ trong 2 năm vừa qua. Trước sự thay đổi về môi trường vĩ mô trong và ngoài nước thì dòng chảy tín dụng cũng có sự dịch chuyển rõ rệt. Trước đây, tín dụng tập trung mạnh vào lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ và hộ gia đình, tuy nhiên, xu hướng hiện tại chính là tập trung vào các doanh nghiệp. Sự thay đổi này không chỉ đơn thuần là chiến lược tăng trưởng tín dụng, mà còn phản ánh sự thích nghi mới.