|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

PMI Việt Nam tháng 12 tăng 1,2 điểm lên 52,5 điểm, sản lượng sản xuất tăng trở lại

07:56 | 02/01/2018
Chia sẻ
PMI Việt Nam đã tăng thành mức cao của 3 tháng là 52,5 điểm trong tháng 12 tăng so với mức 51,4 điểm của tháng 11. Kết quả này báo hiệu sự cải thiện mạnh mẽ sức khỏe của lĩnh vực sản xuất vào cuối năm 2017. Các điều kiện kinh doanh đã cải thiện hơn trong suốt 25 tháng qua.
pmi viet nam thang 12 tang 12 diem len 525 diem san luong san xuat tang tro lai PMI Việt Nam tháng 11 tiếp tục giảm còn 51,4 điểm, sản lượng kết thúc thời kỳ tăng trưởng 12 tháng
pmi viet nam thang 12 tang 12 diem len 525 diem san luong san xuat tang tro lai PMI Việt Nam tháng 10 xuống 51,6 điểm, sản lượng tăng chậm nhất trong 12 tháng

Theo báo cáo của Nikkei, PMI Việt Nam (chỉ số nhà quản trị mua hàng toàn phần lĩnh vực sản xuất của Việt Nam, một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất), đã tăng thành mức cao của 3 tháng là 52,5 điểm trong tháng 12 tăng so với mức 51,4 điểm của tháng 11. Kết quả này báo hiệu sự cải thiện mạnh mẽ sức khỏe của lĩnh vực sản xuất vào cuối năm 2017.

pmi viet nam thang 12 tang 12 diem len 525 diem san luong san xuat tang tro lai

Các điều kiện kinh doanh đã cải thiện hơn trong suốt 25 tháng qua. Một nhân tố dẫn đến cải thiện về điều kiện hoạt động là sản lượng đã tăng trưởng trở lại. Mức tăng khiêm tốn của sản lượng trong tháng 12 có được sau khi gần như không thay đổi trong tháng 11.

Cả việc làm và hoạt động mua hàng đều tăng nhanh hơn, và mức lạc quan trong kinh doanh đã được cải thiện. Trong khi đó, tốc độ tăng của cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra gần như ngang bằng so với tháng 11.

Những người trả lời khảo sát báo cáo sản lượng tăng cho rằng nguyên nhân là do nhu cầu thị trường mạnh lên và số lượng đơn đặt hàng mới nhiều hơn. Nhu cầu khách hàng được cải thiện giúp số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh, và đây là mức tăng nhanh nhất trong 3 tháng.

Số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài cũng tăng mạnh và nhanh hơn trong tháng 12. Nhu cầu khách hàng tăng cũng giúp củng cố mức độ lạc quan cho rằng sản lượng sẽ tăng trong 12 tháng tới. Mức độ lạc quan trong kinh doanh trong tháng 12 đã được cải thiện thành mức cao của 9 tháng.

Vẫn có bằng chứng cho thấy có năng lực sản xuất dự phòng vào thời điểm cuối năm do trong kỳ gần đây số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại. Lượng công việc tồn đọng đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, mặc dù chỉ là giảm nhẹ và với tốc độ chậm hơn so với tháng 11. Yêu cầu về sản lượng tăng lên đã góp phần làm tăng việc làm tháng thứ 21 tại các nhà sản xuất Việt Nam.

Tốc độ tạo việc làm là mạnh và là mạnh nhất kể từ tháng 9. Những nỗ lực tăng sản lượng cũng góp phần làm tăng hoạt động mua hàng hóa đầu vào trong tháng. Hơn nữa, mức tăng đáng kể của hoạt động mua hàng là nhanh nhất kể từ tháng 4. Tồn kho hàng mua hầu như không thay đổi sau khi đã giảm trong tháng 11. Chi phí nguyên vật liệu như dầu lửa và sắt thép tăng, đồng thời giá cả của các nhà cung cấp từ Trung Quốc tăng, đã làm chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh trong tháng 12.

Tốc độ lạm phát chỉ thay đổi một chút so với tháng 11. Tình trạng tương tự xảy ra với giá cả đầu ra với mức tăng khiêm tốn. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài trong tháng 12, khi các thành viên nhóm khảo sát cho rằng nguyên nhân giao hàng chậm chủ yếu là do tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu. Thời gian giao hàng đến nay đã bị kéo dài trong 11 tháng liên tiếp.

Thu Hà

Bluechip dẫn dắt, VN-Index vượt mốc 1.280 điểm
Với hai phiên hồi phục đầu tuần, VN-Index đã lấy lại toàn bộ số điểm đã mất trong phiên đỏ lửa cuối tuần trước. Chỉ số tăng mạnh hơn vào cuối phiên với giao dịch tích cực từ các bluechip như FPT, LPB, SAB, MSN, VCB, MWG.