|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 9/5: Khối ngoại tranh thủ mua ròng gần 600 tỷ đồng phiên VN-Index 'đánh rơi' gần 60 điểm

19:30 | 09/05/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, bất chấp đà bán tháo diễn ra trên diện rộng, khối ngoại quay lại gom ròng 574 tỷ đồng, tương đương hơn 11,98 triệu đơn vị. Lực cầu được ghi nhận ở hầu hết các ngành như bất động sản, dịch vụ tài chính, bản lẻ.

Tâm lý giao dịch bi quan trùm lên thị trường khi nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo phiên thứ hai liên tiếp. Thị trường giảm sâu về cuối phiên chiều và áp lực bán ra không hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Các chỉ số chính gần như đóng cửa ở mốc thấp nhất phiên.

Đóng cửa, VN-Index giảm 59,64 điểm (4,49%) còn 1.269,62 điểm, HNX-Index giảm 20,07 điểm (5,84%) về 323,39 điểm, UPCoM-Index giảm 5,38 điểm (5,28%) xuống 96,5 điểm.

Thanh khoản phiên giao dịch hôm nay được nâng lên mức trung bình, tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt trên 824,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 21.766 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 18.768 tỷ đồng, tăng 10,4% so với phiên trước đó. 

  Xu hướng giao dịch của khối ngoại tại HOSE trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.)

Tại sàn HOSE, bất chấp đà bán tháo diễn ra trên diện rộng, khối ngoại quay lại gom ròng 574 tỷ đồng, tương đương hơn 11,98 triệu đơn vị. Lực cầu được ghi nhận ở hầu hết các ngành như bất động sản, dịch vụ tài chính, bản lẻ.

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Thống kê danh mục những mã được gom nhiều nhất trong phiên, cổ phiếu VHM dẫn đầu danh mục mua gom khi thu hút 93,9 tỷ đồng vốn ngoại. Quy mô mua gom trong phiên đầu tuần đã tăng gấp khoảng 9 lần so với cuối tuần trước. Tương tự, lực cầu cũng tìm đến cổ phiếu VRE của Vincom Retail với giá trị mua gom nhẹ hơn 50,3 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, danh mục bán ròng được nối dài bởi nhiều đại diện cổ phiếu vốn hóa lớn, lần lượt phải kể đến như HPG (63,8 tỷ đồng), GMD (60,6 tỷ đồng), DGC (49 tỷ đồng), SSI (32,3 tỷ đồng)…

Đến với giao dịch chứng chỉ quỹ, khối ngoại rót ròng 41,1 tỷ đồng vào mã FUEVFVND, trước khi mua ròng nhẹ hơn ở thị trường cổ phiếu DPM (26,1 tỷ đồng), NLG (25,3 tỷ đồng), VND (18,3 tỷ đồng)… 

  Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Trở lại bên bán, có thể thấy áp lực bán ra đã thu hẹp đáng kể khi không có cổ phiếu nào bị xả ròng với quy mô vượt 40 tỷ đồng.

Dẫn đầu ở chiều bán, nhà đầu tư ngoại xả ròng 38,5 tỷ đồng ở NLG. Cổ phiếu của Nam Long Group bất ngờ bị bán ròng sau nhiều phiên mua gom trong tuần trước, khiến mã này đảo chiều giảm sàn và đóng cửa ở mức thấp nhất phiên 46.050 đồng/cp. 

Nối tiếp, khối ngoại cũng bán ròng 20,1 tỷ đồng cổ phiếu của Vietcombank, trước khi xả ròng nhẹ hơn tại GEX (17 tỷ đồng), SBT (10,9 tỷ đồng), STB (10,5 tỷ đồng), VHC (8,7 tỷ đồng)…

Tích cực hơn, tại sàn HNX, khối ngoại tăng quy mô mua ròng lên mức hơn 15 tỷ đồng, tương đương với khối lượng 649.812.

Ở chiều mua, tâm điểm thu hút lực cầu nằm ở cổ phiếu PVS của Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Mã này được gom ròng 16,3 tỷ đồng. 

Kế đó, dòng tiền ngoại cũng tìm đến DNM (1 tỷ đồng), trước khi mua nhẹ hơn PVI (620 triệu đồng), IVS (330 triệu đồng)…

Chiều ngược lại, nhóm này bán ròng mạnh nhất ở bộ đôi cổ phiếu SHS (2,5 tỷ đồng) và THD (1,2 tỷ đồng). Khối ngoại cũng bán ròng 389 triệu đồng mã TNG, theo sau xả ròng NRC, MST,…

Thị trường UPCoM ghi nhận giao dịch tích cực khi nhà đầu tư ngoại rót ròng 33,7 tỷ đồng ở thị trường cổ phiếu, hay mua ròng với khối lượng gần 1,5 triệu đơn vị.

Tại bên mua, cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn thu hút lực cầu lớn nhất 27 tỷ đồng, trước khi khối ngoại mua ròng lần lượt 2,9 tỷ đồng mã CLX và 2,2 tỷ đồng mã SIP. Kế đó, lực cầu ngoại còn tìm đến ACV (1,5 tỷ đồng), VTP (1,3 tỷ đồng),…

Ngược lại, lực xả được thu hẹp đáng kể khi không còn mã nào bị xả ròng trên 1 tỷ đồng. Theo đó, nhà đầu tư ngoại chỉ lần lượt rút vốn ròng khỏi VEA (629 triệu đồng), GHC (427 triệu đồng), CSI (409 triệu đồng),…

Thảo Bùi

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.