|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 9/9: VN-Index tăng nhẹ cuối phiên, nhóm KCN tiếp tục bị 'xả'

09:49 | 09/09/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên 9/9 diễn biến ảm đạm xuyên suốt cả phiên do thiếu vắng nguồn thông tin hỗ trợ. Đáng chú ý, cổ phiếu khu công nghiệp tiếp tục bị "xả" với nhiều mã giảm sàn như VRG, SZL, D2D.

Kết phiên, VN-Index tăng 0,04 điểm (0,01%) xuống 974,12 điểm; HNX-Index giảm 0,07% xuống 100,85 điểm; UPCoM-Index giảm 0,48% xuống 56,49 điểm.

Phiên giao dịch hôm nay diễn ra ảm đạm do tâm lí thận trọng khi thị trường đang ở vùng trũng thông tin.

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp, chủ yếu đến từ giao dịch thỏa thuận. Cụ thể, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 189,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 4.349 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE chiếm 1.660 tỉ đồng.

Sự phân hóa diễn ra tại đa số các nhóm cổ phiếu, trong đó nhóm VN30 có 9 mã tăng giá và 15 mã giảm giá. Một số bluechips tích cực về cuối phiên như VIC, VJC, FPT, BID, VNM, PLX giúp VN-Index đảo chiều tăng điểm.

Trong đó, nhóm khu công nghiệp tiếp tục bị "xả hàng". Kết phiên, các mã VRG, SZL, D2D, PHR giảm sàn; một số mã giữ được sắc xanh như BCM, LHG, VGC.

Cổ phiếu FTM cũng chưa thoát khỏi chuỗi giảm sàn, hết phiên vẫn dư bán sàn hơn 7 triệu đơn vị, ghi nhận phiên giảm sàn thứ 17 liên tiếp.

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 0,68 điểm (0,07%) xuống 973,4 điểm; HNX-Index giảm 0,34% xuống 100,58 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02% xuống 56,75 điểm.

Thị trường tiếp tục diễn biến lình xình trong biên độ hẹp. Một bluechips như VIC, VJC, VNM, MSN giao dịch khởi sắc nhưng không đủ giúp chỉ số tăng điểm.

Trong khi đó, cổ phiếu FTM vẫn dư bán hơn 15 triệu đơn vị tại mức giá sàn. Cổ phiếu PHR cũng tiếp tục chuỗi lao dốc, hiện giảm 6,6% xuống còn 55.200 đồng/cp.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,97 điểm (0,1%) xuống 973,11 điểm; HNX-Index giảm 0,23% xuống 100,69 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02% xuống 56,75 điểm.

Thị trường diễn biến ảm đạm trong thời gian giao dịch buổi sáng khi các chỉ số lình xình quanh mốc tham chiếu. Thanh khoản cũng duy trì ở mức thấp với giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 1.734 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận trên HOSE 494 tỉ đồng.

Độ rộng thị trường tiêu cực với 228 mã tăng giá, 310 mã giảm giá và 122 mã tạm dừng tại tham chiếu. Sắc đỏ chi phối tại hầu hết các nhóm cổ phiếu, nhất là hai nhóm ngân hàng và khu công nghiệp.

Ngược lại, nhóm bất động sản ghi nhận sự tích cực tại nhiều mã như LIG, NHA, IJC, CTD, HDC, LDG, VPH, VIC, NTL, FCN, LHG.

Cổ phiếu YEG tiếp tục tăng trần lên 69.500 đồng/cp, trong khi FTM "nằm sàn" 17 phiên liên tiếp, hiện còn 7.050 đồng/cp.

Tính đến 10h30, VN-Index giảm 0,65 điểm (0,07%) xuống 973,4 điểm; HNX-Index giảm 0,2% xuống 100,72 điểm; UPCoM-Index tăng 0,02% lên 56,77 điểm.

Thị trường tiếp tục giao dịch ảm đạm, thanh khoản cũng duy trì ở mức thấp với gần 1.000 tỉ đồng.

Cổ phiếu FPT bật tăng 2,5% lên 54.200 đồng/cp, trong khi CTD thu hẹp đà tăng còn 2%. Một số bluechips khác cũng giao dịch tích cực như VIC, CTG, MSN, VJC, HPG, NVL, VNM, MWG, VRE. Cổ phiếu YEG tiếp tục tăng trần lên 69.500 đồng/cp.

Đáng chú ý, cổ phiếu FTM giảm sàn phiên thứ 17 liên tiếp và vẫn trong tình trạng mất thanh khoản, hiện dư bán hơn 15 triệu đơn vị tại mức giá sàn 7.050 đồng/cp.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 0,67 điểm (0,07%) xuống 973,44 điểm; HNX-Index giảm 0,12% xuống 100,8 điểm; UPCoM-Index giảm 0,05% xuống 56,73 điểm.

Hầu hết các nhóm cổ phiếu chưa có xu hướng rõ rệt, nhóm VN30 có 14 mã giảm giá so với 8 mã tăng giá. Các cổ phiếu SAB, VIC, VCB, CTG, HPG, HVN, PPC, STB, GEX diễn biến tích cực trong khi VHM, GAS, VPB, TCB, VNM, MWG, BVH, NVL khiến chỉ số giảm điểm.

Các cổ phiếu nhóm ngân hàng, thép, dầu khí, thủy sản, dệt may giao dịch lình xình quanh tham chiếu. Trong khi đó, nhóm khu công nghiệp và Viettel tiếp tục điều chỉnh.

Mới đây, hãng kiểm toán Deloitte Việt Nam sau khi thực hiện soát xét Báo cáo bán niên 2019 của Viettel Global đã tiết lộ sự thật rằng: Viettel Global đã không hợp nhất "Báo cáo kết quả kinh doanh" cũng như "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" cho kỳ hoạt động 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2019 với Công ty Viettel Cameroon S.A.R.L.

Việc không hợp nhất với kết quả kinh doanh của Viettel Cameroon đã giúp cho hiệu quả kinh doanh của Viettel Global tăng đột biến như số liệu thể hiện.

Cổ phiếu RAL cũng vẫn bị bán mạnh, hiện giảm 3,2% xuống còn 75.000 đồng/cp. Tổng cục Môi trường cho biết toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy trong vụ cháy nhà máy Rạng Đông chủ yếu là loại đèn dài 1,2m, sử dụng thuỷ ngân (Hg lỏng) với hàm lượng là 20mg/bóng, có độc tính cao hơn so với viên Amalgam.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu CTD tiếp tục tăng giá 3% lên 100.000 đồng/cp. Ngày 27/9, Coteccons sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ 30%; nguồn chi trả cổ tức được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối của công ty.

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 6/9 biến động thận trọng sau khi số liệu việc làm đáng thất vọng được công bố. Tuy vậy, các chỉ số vẫn có tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp sau một số tin tức tích cực về cuộc chiến thương mại.

Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa tăng 69,31 điểm lên 26.797,46 điểm. Chỉ số S&P 500 chỉ nhích 0,1% lên 2.978,71 điểm trong khi Nasdaq Composite giảm 0,2% còn 8.103,07 điểm.

Sơn Tùng

WB: Việt Nam sẽ nằm trong top các nền kinh tế tăng trưởng GDP cao nhất toàn cầu năm 2025
Theo ông Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý chương trình Tăng trưởng công bằng, Tài chính và Thể chế của WB tại Việt Nam, Lào và Campuchia, với mức tăng GDP 6,6% trong năm 2025 dù thấp hơn mục tiêu đặt ra (ít nhất 8%), song Việt Nam vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở Đông Á cũng như toàn cầu.