|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 8/4: Khối ngoại bán ròng trăm tỷ đồng nhóm ngân hàng, bất động sản, tâm điểm VHM, STB

16:34 | 08/04/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ hai liên tiếp, tuy vậy quy mô đã giảm gần 50% so với phiên trước chỉ còn 308 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này bán ròng gần 10,8 triệu đơn vị, tập trung ở nhóm vốn hoá lớn như bất động sản, ngân hàng.

VN-Index đóng cửa tại mốc thấp nhất ngày hình thành nên một cây nến đỏ đặc. Áp lực bán đột ngột dâng cao sau 14h10 và cứ thế kéo chỉ số chính sàn HOSE bốc hơi hơn 20 điểm khi đóng cửa.

Đóng cửa, VN-Index giảm 20,35 điểm (1,35%) còn 1.482 điểm, HNX-Index giảm 9,59 điểm (2,17%) xuống 432,02 điểm, UPCoM-Index giảm 1,97 điểm (1,7%) xuống 113,84 điểm.

Nhà đầu tư ngỡ ngàng không biết chuyện gì đã xảy ra trong vài phút cuối phiên. Sàn HOSE đỏ rực với 370 mã giảm, trong đó có tới 25 mã giảm sàn. Theo quan sát, nhiều các mã nằm sàn thuộc nhóm bất động sản, xây dựng như BCG, FLC, KBC, ROS, TGG, VGC, LHG. 

 

 Xu hướng giao dịch của khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.)

Tại sàn HOSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ hai liên tiếp, tuy vậy quy mô đã giảm gần 50% so với phiên trước chỉ còn 308 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này bán ròng gần 10,8 triệu đơn vị, tập trung ở nhóm vốn hoá lớn như bất động sản, ngân hàng.

 

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Thống kê top 10 mã bị bán ròng mạnh nhất, dẫn đầu là cổ phiếu VHM của Vinhomes khi bị chốt lời hơn 103 tỷ đồng trong phiên tang nhẹ. Sắc xanh hiếm hoi trong danh mục bán ròng của khối ngoại là VND của Chứng khoán VNDirect khi bị bán ra 64 tỷ đồng, hay 1,8 triệu đơn vị.

 

 

Nối tiếp, lực xả ròng của các nhà đầu tư ngoại còn tập trung tại một số đại diện nhóm ngân hàng, gồm có STB của Sacombank (85,2 tỷ đồng) và CTG của Vietinbank (15,6 tỷ đồng). 

Giao dịch tương tự cũng xuất hiện ở một số cổ phiếu vốn hoá vừa và lớn, rải dài tại nhiều nhóm ngành như VNM (47,3 tỷ đồng), PVD (39,8 tỷ đồng), GEX (22,5 tỷ đồng), HSG (19,4 tỷ đồng), GAS (15,8 tỷ đồng)…

 

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

 

 

 

Trở lại tại chiều mua, mặc dù bán ròng ông lớn cùng ngành là VNM, lực cầu ngoại trở lại mua ròng 53,4 tỷ đồng cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan. Tuy vậy, mã này cũng không tránh được đà giảm nhẹ trong phiên điều chỉnh của VN-Index.

 

Kế tiếp, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup bất ngờ được mua ròng 30,8 tỷ đồng. Sau khi bị HOSE ra thông báo cắt margin trong quý II/2022, mã này trở lại tang hơn 2,77% và trở thành mã đóng góp tích cực nhất giúp chỉ số tránh khỏi đà giảm sâu hơn trong phiên 8/4.

Theo sau, lực cầu ngoại với quy mô dưới 25 tỷ đồng cũng lần lượt tìm đến các cổ phiếu như TPB (24,9 tỷ đồng), DGW (23,9 tỷ đồng), NKG (15,5 tỷ đồng), VRE (14,9 tỷ đồng), LPB (9,7 tỷ đồng), FUEVFVND (12,5 tỷ đồng)…

Tương tự, trên sàn HNX, khối ngoại tiếp đà bán ròng gần 2,3 tỷ đồng về giá trị, tương tự 39.897 đơn vị. Điểm tích cực là quy mô bán ròng đã giảm mạnh so với phiên liền trước.

Tại chiều bán, nhóm này bán ròng chủ yếu ở cổ phiếu THD của Thaiholdings với quy mô 2,9 tỷ đồng, trước khi bán nhẹ hơn NVB (1,7 tỷ đồng) và PVG (1,6 tỷ đồng). Nối tiếp, giao dịch nhẹ hơn còn xuất hiện tại HUT, PVS, EID…

Ở phía mua vào, IDC của Tổng công ty IDICO tiếp tục được mua ròng 3,3 tỷ đồng bên cạnh PVI của CTCP PVI (1,1 tỷ đồng). Theo sau, lực cầu ngoại tập trung dưới 600 triệu đồng ở các cổ phiếu VHL, TA9, MBG, PTS…

Tại thị trường UPCoM, nhóm này cũng đảo chiều bán ròng nhẹ gần 1,2 tỷ đồng. Tuy vậy về khối lượng, nhóm này vẫn rót vốn vào 82.605 đơn vị cổ phiếu.

Cụ thể, dòng tiền ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu VTP của Viettel Post với 9,9 tỷ đồng. Đây cũng là mã duy nhất bị bán ròng với quy mô lên đến 10 chữ số trong phiên. Bên cạnh đó, nhóm này chỉ bán ròng nhẹ tại MSR (612 triệu đồng), ACG (323 triệu đồng)…

Trái chiều, lực cầu ngoại vẫn được duy trì ở LTG (3,8 tỷ đồng), theo sau mua ròng nhẹ hơn VEA (2,3 tỷ đồng) và BSR (1,3 tỷ đồng). Một số mã cũng ghi nhận giao dịch cùng chiều còn có CSI, HVG, ACV, MFS…

Thảo Bùi

Những người thuộc nhóm 0,001% giàu nhất thế giới đầu tư vào đâu?
Danh mục đầu tư của những cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao rất khác với người thường. Các chuyên gia cho biết những cá nhân này không lựa chọn tiền mã hóa và cũng ít khi nắm giữ cổ phiếu. Đối với họ, đẳng cấp của một người được xác định bằng cổ phần trong một đội thể thao.