|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 8/2: Khối ngoại tập trung xả VIC, đảo chiều bán ròng tại HOSE sau 5 phiên gom mua

16:18 | 08/02/2022
Chia sẻ
Cùng với sự giằng co của VN-Index tại vùng 1.500 điểm, khối ngoại cũng đảo chiều bán ròng gần 350 tỷ đồng tại HOSE, trong đó tập trung chốt lời cổ phiếu VIC. Tại HNX và UPCoM, giao dịch duy trì trạng thái tích cực khi nhóm này gom mua hàng chục tỷ đồng.

Điểm tích cực trong phiên hôm nay là VN-Index đã lấy lại mốc 1.500 điểm sau nhiều lần lỗi hẹn. Động lực tăng chủ yếu đến từ cổ phiếu các nhóm ngân hàng, thép, thủy sản, bất động sản khu công nghiệp... trong khi đó dòng bất động sản dân cư, xây dựng & vật liệu tiếp tục điều chỉnh tiêu cực.

Đóng cửa, VN-Index tăng 3,3 điểm (0,22%) lên 1.500,99 điểm, HNX-Index giảm 1,44 điểm (0,34%) còn 417,89 điểm, UPCoM-Index tăng 0,77 điểm (0,7%) lên 111,52 điểm.

Về cơ bản thị trường vẫn chưa về lấp gap quanh vùng 1.480 - 1.485 nên xu hướng vẫn còn giằng co quanh mốc 1.500, trong một vài phiên tới VN-Index vẫn có xu hướng điều chỉnh lấp gap để củng cố xu hướng đi lên của thị trường.

Phiên 8/2: Khối ngoại tập trung xả VIC, đảo chiều bán ròng tại HOSE sau 5 phiên gom mua - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Giao dịch trên sàn HOSE, khối ngoại đảo chiều bán ròng 349 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 7,7 triệu đơn vị. Dòng tiền tập trung chốt lời ở nhóm cổ phiếu bất động sản sau chuỗi mua ròng kéo dài 5 phiên liên tiếp.

Phiên 8/2: Khối ngoại tập trung xả VIC, đảo chiều bán ròng tại HOSE sau 5 phiên gom mua - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, khối ngoại bán ròng chủ yếu ở cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup với giá trị hơn 290 tỷ đồng. Lực bán mạnh mẽ khiến VIC đánh mất hơn 4,28% giá trị và trở thành mã tác động tiêu cực nhất tới chỉ số khi lấy đi 3,78 điểm của VN-Index.

Cùng chiều, hai đại diện đến từ 'họ" Vingroup là VRE và VHM cũng bị xả ròng nhẹ hơn với quy mô lần lượt là 17,7 tỷ đồng và 15,6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dòng tiền ngoại cũng có dấu hiệu rút ròng chủ yếu khỏi nhóm bluechips với nhiều cái tên như VNM (50,8 tỷ đồng), HPG (48 tỷ đồng), NKG (41,5 tỷ đồng), VCB (29,2 tỷ đồng), VPB (17,1 tỷ đồng)...Đối với giao dịch chứng chỉ quỹ, nhóm này cũng bán ròng 26,2 tỷ đồng chứng chỉ quỹ ETF E1VFVN30.

Phiên 8/2: Khối ngoại tập trung xả VIC, đảo chiều bán ròng tại HOSE sau 5 phiên gom mua - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Trở lại phía mua, giao dịch có phần ảm đạm hơn khi không có mã nào được mua ròng với giá trị trên 65 tỷ đồng trong phiên. Đáng chú ý, mặc dù nhiều cổ phiếu bất động sản, xây dựng ghi nhận đà bán ròng của khối ngoại, nhóm này lại tập trung mua ròng KBC (63,9 tỷ đồng), DXG (50,6 tỷ đồng), NLG (20,2 tỷ đồng).

Nối tiếp, giao dịch tương tự cũng được ghi nhận tại một số cổ phiếu nhóm ngân hàng, chứng khoán như CTG (32,4 tỷ đồng), VND (18,8 tỷ đồng), HCM (14,5 tỷ đông)...

Cùng chiều, một số cái tên cũng ghi nhận lực cầu từ phía các nhà đầu tư ngoại còn có GAS (20 tỷ đồng), DGC (14,1 tỷ đồng), BCM (13,2 tỷ đồng), cùng với đại diện duy nhất của nhóm thép là HSG với (16,9 tỷ đồng).

Tại sàn HNX, khối ngoại mua ròng với giá trị 9,3 tỷ đồng, tương đương khối lượng 264.505 đơn vị cổ phiếu, đánh dấu phiên vào ròng thứ 5 liên tiếp.

Cụ thể, các nhà đầu tư ngoại có động thái mua ròng 3,2 tỷ đồng cổ phiếu CEO của CTCP Tập đoàn CEO bất chấp diễn biến giảm sàn của cổ phiếu. Kế tiếp, nhóm này cũng rót ròng trên 1 tỷ đồng vào các mã PVS (2,9 tỷ đồng), PVI (1,7 tỷ đồng), NVB (1,3 tỷ đồng), trước khi mua gom nhẹ hơn EVS, THD, VCS...

Chiều ngược lại, cổ phiếu EID của CTCP Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội dẫn đầu với giá trị bán ròng 940 triệu đồng. Nối tiếp là các mã IDC (385 triệu đồng), IVS (243 triệu đồng), VGS (132 triệu đồng)...

Tương tự, trên thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp đà mua ròng với quy mô 14,1 tỷ đồng, tuy vậy chỉ có 67.069 đơn vị cổ phiếu được gom ròng.

Các nhà đầu tư ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu CTR của Viettel Construction với giá trị 10,2 tỷ đồng. Theo sao, các mã thu hút lực cầu trong phiên còn có VEA (4,9 tỷ đồng), QNS (2,4 tỷ đồng), WSB (1,9 tỷ đồng), MCH (1,6 tỷ đồng)...

Trở lại phía bán, BSR của CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn là mã bị bán ròng chủ yếu với 8,5 tỷ đồng. Nhóm này theo sau xả ròng 1,2 tỷ đồng cổ phiếu AAS, trước khi bán nhẹ hơn các mã gồm ABI, ACV, VTP....

Thảo Bùi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.