Phiên 4/8: Khối ngoại mua ròng hơn 56 tỷ đồng trên HOSE, tập trung gom VHM trong khi xả mạnh chứng chỉ quỹ
Thị trường phiên giao dịch hôm nay không có nhiều điểm nhấn khi VN-Index liên tục giao dịch giằng co quanh vùng 1.250. Đầu phiên sáng VN-Index có một nhịp bull lên khoảng 6 - 7 điểm nhưng nhanh chóng quay đầu do gặp áp lực giảm.
Sang đến phiên chiều, chỉ số chủ yếu vận động giằng co thể hiện qua các nhịp trồi sụt quanh ngưỡng tham chiếu. Tuy nhiên, kịch bản kéo trụ tiếp tục diễn ra trong phiên hôm nay, theo đó VN-Index kết phiên kịp xanh hơn 3 điểm. Nổi trội hơn, VN30-Index tăng tới 7,9% lên 1.277 điểm.
Thanh khoản sàn HOSE đạt hơn 17.000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với phiên trước. Thị trường sau những phiên tăng điểm mạnh thì đến phiên hôm nay đã bắt đầu xuất hiện lực bán nhất định chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu dòng midcap. Tuy nhiên với lực đỡ chính từ nhóm cổ phiếu trụ đặc biệt là VCB, VHM, NVL thì thị trường vẫn đóng cửa với sắc xanh.
Trên sàn HOSE, mặc dù vốn ngoại duy trì vào ròng trong phiên thứ ba liên tiếp với giá trị 56,3 tỷ đồng, quy mô mua ròng đã giảm tương đối mạnh so với phiên liền trước. Về khối lượng, nhóm này đảo chiều bán ròng hơn 3 triệu đơn vị.
Ở chiều mua, cổ phiếu VHM của ông lớn ngành bất động sản Vinhomes tiếp tục thu hút gần 185,4 tỷ đồng giá trị mua ròng, tương đương gần 3 triệu đơn vị. VHM gần như đóng cửa ở mốc cao nhất phiên và đứng vị trí á quân về đóng góp tích cực lên VN-Index
Nối tiếp, lực cầu vẫn tập trung ở nhóm thép với HPG được mua ròng 91,4 tỷ đồng.
Là mã có tác động tích cực nhất đến chỉ số, cổ phiếu VCB của Vietcombank được khối ngoại mua ròng gần 67,6 tỷ đồng, tương đương hơn 834.100 đơn vị. Cùng chiều, loạt cổ phiếu nhóm ngân hàng thu hút dòng tiền nước ngoài như CTG (46,3 tỷ đồng), STB (37,7 tỷ đồng), STB (37,7 tỷ đồng), BID (22,1 tỷ đồng)
Theo sau, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng nhẹ hơn các cổ phiếu ngành chứng khoán và thép như SSI (36,9 tỷ đồng), NVL (30,1 tỷ đồng), VIC (22,2 tỷ đồng) và KDH (18,3 tỷ đồng).
Trở lại bên bán, hai chứng chỉ quỹ FUEVFVND và E1VFVN30 lần lượt bị xả ròng với giá trị 225,3 tỷ đồng và 115,5 tỷ đồng.
Tại thị trường cổ phiếu, không mã nào bị rút ròng trên trăm tỷ đồng. Cụ thể, mã MSN của Tập đoàn Masan bị bán ròng 72,6 tỷ đồng.Đây có thể xem là động thái chốt lời từ một bộ phận các nhà đầu tư ngoại khi mã này đã liên tục tăng giá kể từ giữa tháng 7.
Kế tiếp, dòng tiền ngoại tiếp tục chốt lời nhiều cổ phiếu bất động sản sau khi nhóm này đã lấy lại phần lớn điểm số sau đợt phiên chỉnh trước. Lần lượt các mã bị bán ròng là KBC (36 tỷ đồng), DXG (22,2 tỷ đồng), LHG (7,6 tỷ đồng).
Cùng chiều, một số cổ phiếu trong nhóm midcap thuộc danh mục bán ròng như DXG (22,2 tỷ đồng), VCI (21,9 tỷ đồng), HCM (19,2 tỷ đồng), GMD (11,1 tỷ đồng).
Trên sàn HNX, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 16,84 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này rút ròng hơn 1 triệu đơn vị cổ phiếu.
Ở chiều bán, cổ phiếu SHS của Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội trở thành mã bị bán ròng nhiều nhất với 15 tỷ đồng, chiếm phần lớn giá trị rút ròng tại HNX. Cổ phiếu NVB bị rút ròng 2 tỷ đồng, theo sau nhóm này cũng bán ròng các mã PVS (1,1 tỷ đồng), DHT (875 triệu đồng), DP3 (270 triệu đồng),…
Chiều ngược lại, dòng tiền ngoại tập trung ở một số cổ phiếu, lần lượt là TNG (871 triệu đồng), IDC (414 triệu đồng), BAX (414 triệu đồng). Một số mã được ghi nhận giao dịch cùng chiều lần lượt là VCS, IVS, IDJ, HUT,…
Trong khi đó, tại thị trường UPCoM, khối ngoại duy trì mua ròng với quy mô bán ròng 14,95 tỷ đồng, tương đương 260.600 cổ phiếu.
Cụ thể, cổ phiếu VTP của Viettel Post bất ngờ đóng góp phần lớn giá trị rút ròng tại UPCoM với 8,4 tỷ đồng.
Theo sau, danh mục bán ròng của khối ngoại tập trung tại VEA (6 tỷ đồng), LTG (2,8 tỷ đồng), MPC (2,4 tỷ đồng),…
Trái lại, ở chiều mua, cổ phiếu QNS là mã được gom ròng chủ yếu với giá trị gần 4,8 tỷ đồng trong phiên. Bên cạnh đó, nhóm này chỉ rót vốn nhẹ hơn dưới 1 tỷ đồng vào một số mã như CSI, ACV, AMS, FTM, MSR,…