|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 4/3: Nhà đầu tư ngoại đua lệnh gom 23 triệu cp VPB sau khi nới 'room' ngoại

17:53 | 04/03/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại duy trì xu hướng tích cực khi nhóm này tiếp đà mua ròng 475 tỷ đồng, tương đương 10,1 triệu đơn vị cổ phiếu. Phần lớn lực cầu tập trung ở nhóm ngân hàng, với tâm điểm mua gom gần 900 tỷ đồng cổ phiếu VPB sau khi nới room ngoại.

VN-Index tiếp tục hành trình tích lũy tạo lập mặt bằng giá mới, thị trường vẫn dao động giằng co với xu hướng phân hóa đang chi phối hầu hết mọi nhóm ngành.

Đóng cửa, VN-Index tăng 0,33 điểm (0,02%) lên 1.505,33 điểm, HNX-Index tăng 1,28 điểm (0,28%) lên 450,59 điểm, UPCoM-Index tăng 0,1 điểm (0,09%) đạt 113,29 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên hôm qua. Tổng giá trị giao dịch đạt 35.626 tỷ đồng, giảm 2,6%, trong đó, giá trị giao dịch riêng sàn HOSE giảm 2% còn 29.581 tỷ đồng.

Phiên 4/3: Nhà đầu tư ngoại ồ ạt mua gom 23 triệu cp VPB sau khi nới room ngoại - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại duy trì xu hướng tích cực khi nhóm này tiếp đà mua ròng 475 tỷ đồng, tương đương 10,1 triệu đơn vị cổ phiếu. Phần lớn lực cầu tập trung ở nhóm ngân hàng mặc dù nhóm này vẫn đang ghi nhận diễn biến phân hóa.

Phiên 4/3: Nhà đầu tư ngoại ồ ạt mua gom 23 triệu cp VPB sau khi nới room ngoại - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là mã thu hút lực cầu lớn nhất của khối ngoại với quy mô hơn 891 tỷ đồng, tương đương 23,3 triệu đơn vị.

Giao dịch mua ròng ồ ạt của nhà đầu tư ngoại diễn ra ngay sau khi nhà băng này vừa có văn bản về việc điều chỉnh room ngoại lên 17,5% vốn điều lệ. Đây cũng chính là mã đóng góp tích cực nhất tới VN-Index trong phiên.

Kế tiếp, dòng vốn ngoại cũng mua nhẹ hơn nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như MSN (72,3 tỷ đồng), PNJ (69,6 tỷ đồng), DXG (65,7 tỷ đồng), DGC (60,7 tỷ đồng), VND (60,6 tỷ đồng)...Nhìn chung, sắc xanh bao phủ ở 9 trong số 10 cổ phiếu được nhóm này mua ròng nhiều nhất.

Phiên 4/3: Nhà đầu tư ngoại ồ ạt mua gom 23 triệu cp VPB sau khi nới room ngoại - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Trái ngược, tại chiều bán, nhóm này đảo chiều xả ròng 251 tỷ đồng cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát. Sau phiên tăng kịch trần với hơn 76,2 triệu đơn vị được mua bán, mã này quay đầu giảm nhẹ 0,6% trước áp lực chốt lời của nhà đầu tư.

Theo sau, lực xả cũng xuất hiện ở nhiều đại diện nhóm bất động sản, lần lượt là NLG (99,8 tỷ đồng), NVL (42,4 tỷ đồng), kế đến là bộ ba cổ phiếu "họ" Vingroup là VRE (61,2 tỷ đồng), VHM (46,8 tỷ đồng) và VIC (36,6 tỷ đồng).

Giao dịch cùng chiều còn được ghi nhận ở VNM (70,3 tỷ đồng), trước khi bán ròng nhẹ hơn HDB (33,6 tỷ đồng) và chứng chỉ ETF FUESSVFL (31,4 tỷ đồng).

Trái lại, trên sàn HNX, nhà đầu tư ngoại có động thái chốt lời nhẹ 1 tỷ đồng, tương đương 475.416 đơn vị sau những phiên mua ròng trước đó.

Với việc quay lại bán ròng, khối ngoại xả mạnh nhất các cổ phiếu SHS (4,4 tỷ đồng), VKC (3,4 tỷ đồng), ONE (2,8 tỷ đồng). Nhóm này cũng rút ròng khỏi các mã EID (2 tỷ đồng), trước khii bán nhẹ hơn SD9, TNG, THD...

Ngược lại, tại chiều mua, PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam thu hút lực cầu lớn nhất với 6,8 tỷ đồng. Lực cầu ngoại lần lượt tìm đến PLC (3,6 tỷ đồng), SCI (2,1 tỷ đồng), kế đến mua nhẹ hơn các mã PVG, VCS, KLF....

Ở thị trường UPCoM, giao dịch tiếp tục ngả về hướng tích cực với quy mô mua ròng 49,1 tỷ đồng, hay mua gom về khối lượng 460.309 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, nhóm này bất ngờ đảo chiều mua ròng hơn 46 tỷ đồng cổ phiếu ACV của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam. Giao dịch được thực hiện chủ yếu qua thỏa thuận.  

Kế tiếp, lực cầu cũng tập trung tại QNS (2,8 tỷ đồng) và GHC (1,8 tỷ đồng), trước khi tìm đến lần lượt TCI, AMS, VEA...

Chiều ngược lại, lực xả phân bổ lần lượt tại các cổ phiếu là BDT (1,9 tỷ đồng), NNG (1,7 tỷ đồng), VTP (1,6 tỷ đồng) và MCM (1,3 tỷ đồng). Bên cạnh đó, các mã ghi nhận giao dịch nhẹ hơn còn có VMI, MCH, HPP....

Thảo Bùi

Ngành thép và mối lo ngại với 'biến số' Tổng thống Trump
Nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Cổ phiếu thép liên tục đỏ lửa sau ngày công bố kết quả bầu cử cho thấy những góc nhìn kém lạc quan của nhà đầu tư về ngành này.