|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 4/1: Khối ngoại mua ròng trên toàn sàn, chốt lời hơn 270 tỷ đồng CII trong phiên đầu năm

16:15 | 04/01/2022
Chia sẻ
Tại HOSE, khối ngoại tiếp tục vị thế mua ròng phiên thứ 7 liên tiếp với giá trị hơn 430 tỷ đồng, tập trung ở nhóm cổ phiếu họ Vingroup. Ở chiều ngược lại, CII là tâm điểm bán ròng của nhà đầu tư ngoại bất chấp giá cổ phiếu tăng kịch trần thiết lập mức đỉnh mới.

Xu hướng tăng giá đồng thuận cùng dòng tiền mạnh đẩy VN-Index bỏ xa vùng đỉnh cũ quanh 1.502 điểm. Chỉ số chính kết phiên tại 1.525,58 điểm, tăng 27,3 điểm tương ứng 1,82%, đánh dấu một cột mốc lịch sử mới.

Diễn biến tương tự, HNX-Index tăng 0,11 điểm (0,02%) lên 474,1 điểm, UPCoM-Index tăng 1,04 điểm (0,92%) lên 113,72 điểm.

Thanh khoản thị trường tăng đáng kể với giá trị giao dịch trên HOSE vượt 28.600 tỷ đồng, tăng gần 9,7% so với phiên trước.

Phiên 4/1: Khối ngoại mua ròng trên toàn sàn, chốt lời hơn 270 tỷ đồng CII trong phiên đầu năm - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Trên sàn HOSE, khối ngoại giao dịch tích cực trong ngày đầu năm 2022 khi mua ròng hơn 431 tỷ đồng, tương đương khối lượng 11,6 triệu đơn vị. Đây là phiên mua ròng thứ 7 liên tiếp của nhóm này tại HOSE.

Phiên 4/1: Khối ngoại mua ròng trên toàn sàn, chốt lời hơn 270 tỷ đồng CII trong phiên đầu năm - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Xét giao dịch cụ thể, tâm điểm hút vốn ngoại trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới là nhóm bất động sản, trong đó tập trung ở bộ ba cổ phiếu "họ Vin".

Cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes là mã được mua ròng nhiều nhất với 218 tỷ đồng, theo sau bởi VRE của Vincom Retail với quy mô mua ròng gần 110 tỷ đồng và VIC của Tập đoàn Vingroup 61,6 tỷ đồng. Trong phiên VN-Index tăng mạnh, VIC và VHM là hai mã đóng góp lớn nhất cho chỉ số với lần lượt 5,7 điểm và 3,4 điểm ảnh hưởng.

Cùng chiều lực cầu ngoại cũng tìm đến CTG (94,7 tỷ đồng), PLX (64,7 tỷ đồng), STB (62,3 tỷ đồng), trong khi mua gom nhẹ hơn một số cổ phiếu như KDH, HPG, VCI, PVD...

Phiên 4/1: Khối ngoại mua ròng trên toàn sàn, chốt lời hơn 270 tỷ đồng CII trong phiên đầu năm - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Ở chiều bán, nhà đầu tư ngoại có động thái bán ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu CII của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (276 tỷ đồng). Mặc dù bị bán ròng mạnh, CII vẫn có phiên tăng kịch biên độ lên mức 49.600 đồng/cp.

Bên cạnh CII, nhóm này chỉ rút ròng với quy mô dưới 55 tỷ đồng khỏi một số cổ phiếu như MSN (51 tỷ đồng), NVL (41,7 tỷ đồng), SBT (40,4 tỷ đồng), VNM (28,9 tỷ đồng).

Giao dịch cùng chiều cũng xuất hiện ở HSG, HDG và bộ đôi bluechips nhóm dịch vụ tài chính là VND (12,1 tỷ đồng) và SSI (11,7 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp đà giao dịch tích cực trong phiên mở cửa năm khi mua ròng 24,3 tỷ đồng, tương đương 722.358 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam là mã được mua ròng nhiều nhất với 25,3 tỷ đồng. Giao dịch tích cực xuất hiện ngay sau khi PVS thông qua đầu tư điện gió ngoài khơi.

Nối tiếp, lực cầu ngoại cũng tập trung tại lần lượt các cổ phiếu gồm BVS (4,6 tỷ đồng), PVI (2,5 tỷ đồng), GIC (1 tỷ đồng),...

Chiều ngược lại, nhóm này rút ròng chủ yếu hơn 7 tỷ đồng khỏi cổ phiếu CTB của CTCP Chế tạo Bơm Hải Dương. Theo sau, lực xả nhẹ hơn cũng được ghi nhận tại SHS (1,6 tỷ đồng), TNG (1,4 tỷ đồng), NVB (939 triệu đồng), DL1 (519 triệu đồng),...

Tương tự, thị trường UPCoM cũng ghi nhận giao dịch tích cực từ nhà đầu tư ngoại khi nhóm này mua gom gần 22,8 tỷ đồng, tương đương mua ròng về khối lượng 68.389 đơn vị.

Về giá trị cụ thể, phần lớn lực cầu ngoại tập trung ở hai cổ phiếu CTR của Viettel Construction (17,8 tỷ đồng) và NTC của Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (11,9 tỷ đồng). Một số mã cũng xuất hiện giao dịch cùng chiều còn có ACV (3,8 tỷ đồng), HHV (3,7 tỷ đồng), MCH (3,2 tỷ đồng)...

Chiều ngược lại, cổ phiếu VEA của VEAM Corp tiếp tục là mã bị bán ròng nhiều nhất với 14,8 tỷ đồng trong phiên. Diễn biến tương tự, nhóm nhà đầu tư ngoại bán ròng lần lượt ở các cổ phiếu FOX (2,1 tỷ đồng), VGT (1,9 tỷ đồng), VLB (1,1 tỷ đồng),...

Thảo Bùi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.