|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 30/7: Khối ngoại mua ròng gần 500 tỷ đồng trong phiên các ETF nội cơ cấu danh mục

16:09 | 30/07/2021
Chia sẻ
Trong phiên các quỹ ETF cơ cấu danh mục, khối ngoại mua ròng gần 500 tỷ đồng trên toàn sàn, tâm điểm giao dịch nhóm "bank, chứng, thép". Đà tăng mở rộng cộng hưởng với dòng tiền tích cực giúp VN-Index đóng cửa ở 1.310,05 điểm.

Đà tăng mở rộng cộng hưởng với dòng tiền chuyển biến tích cực giúp VN-Index thành công vượt ngưỡng cản tâm lý 1.300 điểm.

Kết phiên, VN-Index tăng 16,45 điểm (1,27%) lên 1.310,05 điểm, HNX-Index tăng 3,88 điểm (1,25%) lên 314,85 điểm, UPCoM-Index tăng 0,92% lên 86,93 điểm.

Thanh khoản thị trường bùng nổ, đặc biệt trong phiên ATC với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 26.019 đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt gần 20.846 tỷ đồng, tăng 44% so với phiên trước đó.

Tại HOSE, khối ngoại quay lại mua ròng 449,12 tỷ đồng trong phiên các quỹ ETF cơ cấu danh mục, tương ứng khối lượng hơn 8.659.900 cổ phiếu.

Phiên 30/7: Khối ngoại mua ròng gần 500 tỷ đồng trong phiên ETFs cơ cấu danh mục - Ảnh 1.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Dòng tiền ngoại hướng về ba nhóm "bank, chứng, thép", theo đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất 176,9 tỷ đồng cổ phiếu SSI của Chứng khoán SSI. Lực cầu phân bổ nhiều nhất ở nhóm cổ phiếu ngân hàng với các đại diện STB của Sacombank (125,8 tỷ đồng), CTG của Vietinbank (88,6 tỷ đồng), MBB của MB Bank (61,6 tỷ đồng), VCB của Vietcombank (21,5 tỷ đồng).

Hai ông lớn của ngành thép là HSG và HPG đều được mua ròng lần lượt 31,7 tỷ đồng và 24,8 tỷ đồng. Cùng chiều, nhiều cổ phiếu large-cap, mid-cap cũng nằm trong danh mục mua ròng phải kể đến MSN (102,2 tỷ đồng), NVL (25,4 tỷ đồng), DPM (19 tỷ đồng).

Phiên 30/7: Khối ngoại mua ròng gần 500 tỷ đồng trong phiên ETFs cơ cấu danh mục - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Ở chiều bán, không có mã nào bị xả ròng trên 50 tỷ đồng trong phiên. Mặc dù được thêm mới vào rổ chỉ số VN30, cổ phiếu SAB của Sabeco lại bị bán ròng 281.700 đơn vị, tương ứng 44,8 tỷ đồng. Hai chứng chỉ quỹ E1VFVN30 và FUEVFVND cũng bị rút ròng lần lượt 41,7 tỷ đồng và 16 tỷ đồng.

Dòng vốn ngoại rút ròng khỏi nhiều cổ phiếu bất động sản, cụ thể là bộ ba họ Vingroup VRE (33,6 tỷ đồng), VIC (14,3 tỷ đồng), VHM (12,3 tỷ đồng) và SZC (12,7 tỷ đồng). Một số cổ phiếu ghi nhận giao dịch cùng chiều là VNM (41,7 tỷ đồng), DCM (23,5 tỷ đồng), NKG (10 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, tương quan giữa chiều giao dịch mua và bán lần lượt là 43,2 tỷ đồng và 14 tỷ đồng. Theo đó, các NĐT nước ngoài mua ròng 29,2 tỷ đồng.

Về giá trị cụ thể, khối ngoại duy trì mua ròng mã VND của Chứng khoán VNDirect 18,8 tỷ đồng. Theo sau, lực mua tập trung nhiều tại các mã DXS (5,3 tỷ đồng), NSC (3,6 tỷ đồng), SHB (1,4 tỷ đồng).

Cùng chiều, NĐT nước ngoài mua ròng nhẹ hơn các mã PVI (936 triệu đồng), PVS (633 triệu đồng), HLC (612 triệu đồng), SCI (436 triệu đồng), BVS (361 triệu đồng).

Chiều ngược lại, cổ phiếu VCS của Vicostone vẫn dẫn đầu chiều bán ròng với 1,5 tỷ đồng. Đây là mã duy nhất bị xả ròng trên 1 tỷ đồng trong phiên. Dòng vốn ngoại cũng rút ròng khỏi các mã APS (996 triệu đồng), EVS (518 triệu đồng), NBP (426 triệu đồng), LAS (357 triệu đồng)...

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng phiên thứ 3 liên tiếp với giá trị 19,78 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 282.110 đơn vị cổ phiếu.

Cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam vẫn được mua ròng mạnh nhất 21,6 tỷ đồng, giảm 22% so với phiên liền trước. Kế tiếp, các mã được mua ròng mạnh lần lượt là VTP (4,7 tỷ đồng), ACV (3,1 tỷ đồng), MCH (1 tỷ đồng). Một số cổ phiếu ghi nhận giao dịch cùng chiều là ABI, WSB, HPP, VBB...

Trái chiều, dòng vốn ngoại rút ròng khỏi QNS (8 tỷ đồng) và MSR (1,9 tỷ đồng). Theo sau, khối ngoại xả ròng dưới 1 tỷ đồng các mã MLS (868 triệu đồng), CTR (620 triệu đồng), MML (392 triệu đồng)...

Thảo Bùi

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.