|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 29/7: Tổ chức trong nước cùng khối ngoại dè dặt xuống tiền phiên VN-Index tăng nhẹ

07:51 | 29/07/2021
Chia sẻ
Trong phiên thanh khoản thị trường xuống thấp nhất kể từ tháng 2/2021, quy mô giao dịch của các bên tham gia đều suy giảm đáng kể. Trừ khối ngoại giữ nguyên vị thế mua ròng, các nhóm còn lại đều có sự đảo chiều trong giao dịch.

VN-Index chủ yếu dao động với biên độ hẹp trong phiên hôm nay và đóng cửa với mức tăng nhẹ. Chỉ số sàn HOSE tăng 0,01%, kết phiên tại mức 1.277,07 điểm.

Dòng tiền đầu tư suy giảm với chỉ 5/19 nhóm ngành tăng điểm. Trong khi đó, khối ngoại mua ròng trên sàn HOSE và bán ròng trên sàn HNX. Độ rộng thị trường thu hẹp so với phiên trước với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 141/214.

Giá trị giao dịch trên HOSE đạt 12.838 tỷ đồng trong khi giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 15.745 tỷ đồng, giảm 27,5% so với phiên liền trước. Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm bất động sản, thép trong khi tiếp tục suy yếu ở nhóm ngân hàng, dầu khí.

Trong phiên thanh khoản thị trường xuống thấp nhất kể từ tháng 2/2021, quy mô giao dịch của các bên tham gia đều suy giảm đáng kể. Trừ khối ngoại giữ nguyên vị thế mua ròng, các nhóm còn lại đều có sự đảo chiều trong giao dịch.

Dòng tiền thông minh 29/7: Tổ chức trong nước cùng khối ngoại dè dặt xuống tiền phiên VN-Index giữ nhịp hồi phục - Ảnh 1.

Thống kê giao dịch của các bên tham gia thị trường. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp từ Fiinpro).

Tự doanh chuyển bán ròng gần 70 tỷ đồng, tâm điểm giao dịch nhóm ngân hàng

Thống kê giao dịch của các bên tham gia, khối tự doanh công ty chứng khoán chuyển bán ròng 67 tỷ, tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 48 tỷ.

Tự doanh mua ròng 9/18 ngành tuy nhiên giá trị giao mua ròng không lớn, nhóm mua ròng mạnh nhất là điện nước xăng dầu khí đốt chỉ ở mức 5,4 tỷ đồng. Trong khi đó, họ chủ yếu bán ròng ngành ngân hàng.

Top10 cổ phiếu có giá trị mua vào cao, mã TGG dẫn đầu với 15 tỷ đồng. Theo sau đó, khối tự doanh lần lượt rót vốn vào VHM và FUESSVFL lần lượt là 10 tỷ đồng và 6,1 tỷ đồng. Mặt khác, khối này mua mã NVL (5,3 tỷ đồng), DGC (4,6 tỷ đông), BWE (4,5 tỷ đồng). Ngoài ra, các mã cùng chiều mua vào như VNM, VPB, NLG, MBB ghi nhận giá trị nhỏ hơn.

Top10 mã bị tự doanh CTCK bán ra, khối tự doanh tạo áp lực lớn nhất lên chứng chỉ quỹ FUEVFVND với giá trị 56,8 tỷ đồng. Đây là mã ghi nhận giá trị bán ròng lớn nhất của khối tự doanh trong hai phiên liên tiếp.

Kế đó, hai cổ phiếu VRE và VCB bị khối này rút ròng lần lượt 15,9 tỷ và 14,8 tỷ đồng. Cùng tại giao dịch cổ phiếu, tự doanh còn thoái vốn khỏi mã TCB (7,4 tỷ đồng), ACB (7,2 tỷ đồng), MWG (7,1 tỷ đồng), VIC (6 tỷ đồng) và các mã khác như HDC, STB, CKG với giá trị dưới 5 tỷ đồng.

Dòng tiền thông minh 29/7: Tổ chức trong nước cùng khối ngoại dè dặt xuống tiền phiên VN-Index giữ nhịp hồi phục - Ảnh 2.

Top10 mã khối tự doanh mua/bán ròng phiên 28/7. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp từ Fiinpro).

Tổ chức nội cùng khối ngoại dè dặt xuống tiền

Giao dịch trái phiếu khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước chuyển mua ròng 8 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 34 tỷ đồng.

Cụ thể, tổ chức nội gom ròng 11/18 ngành, chủ yếu là nhóm tài nguyên cơ bản. Trong khi đó, họ bán ròng 7/18 ngành còn lại, tập trung xả cổ phiếu bất động sản.

Top 10 mã được NĐT tổ chức trong nước mua ròng có VIC, HPG, ACB, KBC, DGC, HDB, TPB, E1VFVN30, FUEVFVND, FRT, VRE. Chiều ngược lại, khối này bán ròng VHM, DXG SSB, STB, MSN, SCR, HCM, DIG, STK, DHM.

Trong phiên vừa qua, NĐT nước ngoài mua ròng 51 tỷ, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 64 tỷ đồng.

Lực mua ròng khớp lệnh của khối ngoại tập trung ở nhóm ngân hàng, tài nguyên cơ bản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã HPG, MBB, HDB, KBC, MSN, VCB, VNM, HCM, PDR, FUEVFVND. Như vậy có sự thay đổi vị thế của nhà đầu tư nước ngoài về nhóm ngân hàng, họ đã mua ròng ngày hôm nay thay vì bán ròng ngành này trước đó.

Bên phía bán ròng khớp lệnh, họ bán nhiều nhất là nhóm bất động sản. Top cổ phiếu bị khối này bán ròng theo thứ tự các mã VHM, KDC, KDH, VRE, GMD, HVN, DGW, NKG, NT2, AAA.

Một lần nữa cả ba cổ phiếu họ Vingroup là VHM, VRE, VIC nằm trong top bán ròng. Tuy nhiên mức độ bán ròng của VIC giảm mạnh chỉ còn 4 tỷ đồng, ghi nhận giá trị rút ròng thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Tính từ đầu năm, NĐT nước ngoài đã bán ròng 1.588 tỷ đồng VIC nhưng mua ròng 138 tỷ đồng VRE và mua ròng 4022 tỷ đồng VHM.

NĐT cá nhân tập trung bán ròng cổ phiếu nhóm thép

Cùng chiều giao dịch với khối tự doanh CTCK, NĐT cá nhân chuyển bán ròng 3 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 78 tỷ đồng.

Họ mua ròng 13/18 ngành, chủ yếu ngành bất động sản. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập gồm VHM, KDC, VRE, KDH, STB, GMD, AAA, DGW, SSB, MWG.

Ở chiều ngược lại, khối này bán ròng 5/18, chủ yếu là nhóm tài nguyên cơ bản để đối ứng với nước ngoài. Top bán ròng có HPG, VIC, KBC, HDB, MBB, DGC, MSN, NLG, ACB, LPB, VNM.

Thu Thảo

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.