|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 25/2: Khối ngoại chốt lời trăm tỷ đồng mã VND sau thông tin tăng vốn

18:05 | 25/02/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, khối ngoại tiếp đà rút ròng 65 tỷ đồng giữa bối cảnh căng thẳng trời Âu. Điểm tích cực là quy mô bán ròng đã thu hẹp đáng kể so với phiên trước, với khối lượng rút ròng giảm mạnh chỉ còn hơn 27.625 đơn vị.

Với tâm lý giao dịch hưng phấn trong phiên sáng, những tưởng thị trường chứng khoán hôm nay sẽ lấy lại những gì đã mất trong phiên trước đó. Tuy nhiên áp lực bán dâng cao khiến đà tăng bị thu hẹp và chỉ số chỉ còn tăng hơn 4 điểm khi đóng cửa, kết thúc một tuần giao dịch khó khăn khi liên tiếp đón nhận những thông tin tiêu cực từ thị trường thế giới.

Đóng cửa, VN-Index tăng 4,04 điểm (0,27%) lên 1.498,89 điểm, HNX-Index tăng 5,28 điểm (1,21%) đạt 440,16 điểm, UPCoM-Index tăng 0,34 điểm (0,3%) lên 112,66 điểm.

Phiên 25/2: Khối ngoại chốt lời trăm tỷ đồng mã VND sau thông tin tăng vốn - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Tại sàn HOSE, khối ngoại tiếp đà rút ròng 65 tỷ đồng giữa bối cảnh căng thẳng trời Âu. Điểm tích cực là quy mô bán ròng đã thu hẹp đáng kể so với phiên trước, với khối lượng rút ròng giảm mạnh chỉ còn hơn 27.625 đơn vị.

Phiên 25/2: Khối ngoại chốt lời trăm tỷ đồng mã VND sau thông tin tăng vốn - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Tại chiều bán ra, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát bị bán ròng chủ yếu với quy mô 128 tỷ đồng, tương đương gần 2,8 triệu đơn vị. Cũng ghi nhận lực xả trên 100 tỷ đồng còn có VND (117 tỷ đồng) và CTG (106 tỷ đồng). Mặc dù vậy, VND vẫn ghi nhận sắc xanh tích cực sau khi được UBCK chấp thuận phương án phát hành tăng vốn.

Áp lực chốt lời cũng tìm đến nhóm chứng chỉ quỹ khi khối ngoại bán ròng 61 tỷ đồng chứng chỉ E1VFVN30, tương đương khối lượng 2,3 triệu đơn vị.

Trở lại thị trường cổ phiếu, bên cạnh VND và CTG, nhà đầu tư ngoại còn rút ròng khỏi nhóm dịch vụ tài chính, ngân hàng khi bán lần lượt VCB (37,6 tỷ đồng) và HCM (17,2 tỷ đồng). Cũng tại chiều bán, danh mục cổ phiếu bị rút ròng trong phiên còn có NVL (61,6 tỷ đồng), VIC (47,2 tỷ đồng), PVD (23,6 tỷ đồng), PDR (17,5 tỷ đồng).

Phiên 25/2: Khối ngoại chốt lời trăm tỷ đồng mã VND sau thông tin tăng vốn - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Tại chiều mua, nhóm cổ phiếu bất động sản tiếp tục là tâm điểm thu hút lực cầu. Top10 mã được gom ròng nhiều nhất có tới 4 đại diện thuộc nhóm này, lần lượt là DXG (94,9 tỷ đồng), NLG (51,7 tỷ đồng), KBC (35,4 tỷ đồng), VHM (30,4 tỷ đồng).

Tương tự những phiên trước, khối ngoại cũng rót vốn ròng vào DGC (33,7 tỷ đồng), GEX (67,3 tỷ đồng), HAH (30,5 tỷ đồng). Một số cổ phiếu ghi nhận giao dịch cùng chiều còn có STB (60,2 tỷ đồng), PNJ (28 tỷ đồng), HDB (21,7 tỷ đồng).

Mặc dù bán ròng chứng chỉ quỹ ETF E1VFVN30, nhóm này lại rót vốn ròng vào FUEVFVND với quy mô 32,2 tỷ đồng, hay 1,19 triệu đơn vị.

Tương tự, trên sàn HNX, nhà đầu tư ngoại duy trì xu hướng bán ròng 14,2 tỷ đồng, tương đương 530.786 đơn vị trong phiên bán thứ 3 liên tiếp.

Nối tiếp phiên trước, cổ phiếu TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG bị bán ròng mạnh nhất với 19,3 tỷ đồng, nâng giá trị rút ròng kể từ đầu tháng lên hơn 173 tỷ đồng. Áp lực rút ròng cũng tập trung ở bộ đôi PVS (5,4 tỷ đồng) và PVG (2 tỷ đồng), trước khi bán nhẹ hơn CAP, PVL, VC2...

Ngược lại, lực cầu mua gom tập trung chủ yếu ở các cổ phiếu SHS (4,2 tỷ đồng), PLC (3,5 tỷ đồng), SCI (2,1 tỷ đồng). Nhóm này theo sau mua gom dưới 1 tỷ đồng ở các mã MAS, VCS, VMC...

Tại thị trường UPCoM, giao dịch có phần tích cực hơn khi khối ngoại mua ròng hơn 596 triệu đồng. Tuy vậy, nhóm này lại bán ròng 34.682 đơn vị cổ phiếu.

Cụ thể, khối ngoại tiếp tục mua gom chủ yếu mã ACV (8,5 tỷ đồng), tăng gấp đôi so với phiên trước. Danh mục mua ròng theo sau có BSR (5,1 tỷ đồng), VOC (1,2 tỷ đồng), FOC (611 triệu đồng), BVB (374 triệu đồng)...

Trở lại chiều bán, nhà đầu tư ngoại đảo chiều bán ròng 13,6 tỷ đồng mã QNS của Đường Quảng Ngãi. Theo sau, nhóm này xả ròng 1,2 tỷ đồng cổ phiếu NNG, trước khi bán ròng nhẹ hơn LTG (744 triệu đồng), VTP (360 triệu đồng)....

Thảo Bùi

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.