|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 22/4: Tiếp tục mua ròng gần 1.000 tỷ đồng, khối ngoại gom cổ phiếu bất động sản, bán lẻ

17:24 | 22/04/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, tương tự phiên trước, khối ngoại vẫn đóng vai trò lực cầu tích cực khi mua ròng 922 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này gom ròng 29,2 triệu đơn vị, tập trung bắt đáy nhiều cổ phiếu nhóm bất động sản.

Mặc dù phiên cuối tuần ghi nhận hồi phục nhưng áp lực tâm lý vẫn chưa được cởi bỏ hoàn toàn khi thị trường có tới 150 mã nằm sàn.

Đóng cửa, VN-Index tăng 9,02 điểm (0,66%) lên 1.379,23 điểm, HNX-Index giảm 7,49 điểm (2,04%) còn 359,12 điểm, UPCoM-Index giảm 0,74 điểm (0,71%) về 104,15 điểm.

Thanh khoản thị trường tiếp tục tăng so với phiên trước lên hơn 28.900 tỷ đồng, trong đó giao dịch trên HOSE đạt 24.790 tỷ đồng, tăng 4,2% so với phiên hôm qua.

 Xu hướng giao dịch của khối ngoại tại HOSE trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.)

Tại sàn HOSE, tương tự phiên trước, khối ngoại vẫn đóng vai trò lực cầu tích cực khi mua ròng 922 tỷ đồng. Về khối lượng, nhóm này gom ròng 29,2 triệu đơn vị, tập trung bắt đáy nhiều cổ phiếu nhóm bất động sản.

  Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Thống kê diễn biến trong phiên, hai cổ phiếu được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất là MSN của Masan Group (101 tỷ đồng) và DXG của Tâp đoàn Đất Xanh (100 tỷ đồng). Trong đó, cổ phiếu MSN bất ngờ xuất hiện lệnh thỏa thuận 1,2 triệu cổ phiếu ở giá trần về cuối phiên, cao hơn đáng kể so với giá đóng cửa và tương đương gần 158 tỷ đồng.

Tiếp đó, dòng tiền ngoại trở lại gom ròng 98,4 tỷ đồng cổ phiếu DGC của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, trước khi mua ròng lần lượt tại VNM (87 tỷ đồng), GAS (82,7 tỷ đồng), HPG (66,2 tỷ đồng), GEX (46,1 tỷ đồng), STB (36,8 tỷ đồng).

Tiếp tục là nhóm tập trung phần lớn lực cầu, nhóm bất động sản cũng đóng góp vào danh mục mua ròng của khối ngoại với hai đại diện là KDH (63,6 tỷ đồng) và NLG (44,8 tỷ đồng).

 Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Nối tiếp phiên trước, dòng tiền của nhà đầu tư ngoại rút mạnh khỏi cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ. Mã này bị bán ròng 78,1 tỷ đồng, tăng gấp 1,3 lần khiến DPM giảm kịch sàn và quay lại mức 66.600 đồng/cp về cuối phiên. 

Kế đó, lực xả tại mã VHM của Vinhomes lại có phần hạ nhiệt khi mã này chỉ còn bị bán ròng 43,6 tỷ đồng. Thay vào đó, nhà đầu tư ngoại chuyển hướng rút ròng nhiều hơn ở nhóm ngân hàng, chứng khoán với một số cổ phiếu tiêu biểu là VND (54,9 tỷ đồng), OCB (34,3 tỷ đồng), HDB (25,6 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, một số mã cũng ghi nhận giao dịch rút ròng nhẹ hơn còn có CII (22,9 tỷ đồng), PTB (21,8 tỷ đồng), BWE (19,7 tỷ đồng), FRT (12,4 tỷ đồng)..

Trên sàn HNX, khối ngoại nghiêng về chiều bán trong phiên thứ hai liên tiếp, bán ròng 7,6 tỷ đồng tương đương khối lượng 598.665 cổ phiếu.

Tại chiều bán, phần lớn áp lực tập trung ở cổ phiếu PVS của Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam với quy mô 15,2 tỷ đồng, trước khi duy trì ở SHS (1,3 tỷ đồng). Nối tiếp, lực xả lần lượt tìm đến IDJ, BVS, HUT…

Trở lại chiều mua, giao dịch tích cực tập trung ở bộ đôi cổ phiếu IDC và PVI với giá trị lần lượt đạt 5,3 tỷ đồng và 3,9 tỷ đồng. Dòng tiền ngoại theo sau cũng mua ròng nhẹ các mã TA9 (832 triệu đồng), TKU (452 triệu đồng), TNG (262 triệu đồng)…

Tại thị trường UPCoM, nhà đầu tư ngoại quay lại rót ròng hơn 3,6 tỷ đồng vào thị trường cổ phiếu, tương đương mua ròng 109.679 đơn vị.

Theo đó, giao dịch tích cực nhất xuất hiện ở mã QNS của Đường Quảng Ngãi khi được mua ròng 14 tỷ đồng. Tương tự, lực cầu ngoại còn tìm đến VTP (8,7 tỷ đồng), LTG (2 tỷ đồng), VGG (1,5 tỷ đồng), CLX (1 tỷ đồng)…

Quay lại bên bán, nhóm này đảo chiều chốt lời 14,6 tỷ đồng cổ phiếu VEA của VEAM Corp, trước khi rút ròng lần lượt khỏi MCH (5,1 tỷ đồng), NTC (2,2 tỷ đồng), MSR (1,2 tỷ đồng),…

Thảo Bùi

Ngành thép và mối lo ngại với 'biến số' Tổng thống Trump
Nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Cổ phiếu thép liên tục đỏ lửa sau ngày công bố kết quả bầu cử cho thấy những góc nhìn kém lạc quan của nhà đầu tư về ngành này.