|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 22/3: Khối ngoại gom ròng gần 245 tỷ đồng cổ phiếu DGC phiên tăng trần

17:44 | 22/03/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, nhìn chung giao dịch khối ngoại vẫn duy trì tích cực khi nhóm này mua ròng 537 tỷ đồng, tương đương 5 triệu đơn vị. Dòng tiền tập trung phần lớn ở nhóm hóa chất, với tâm điểm là DGC thu hút gần 245 tỷ đồng.

Tuy VN-Index đóng cửa tăng gần 9 điểm nhưng sức ép của thị trường càng về cuối phiên càng hiện rõ, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu địa ốc.

Đóng cửa, VN-Index tăng 8,83 điểm (0,59%) lên 1.503,78 điểm, HNX-Index tăng 3,06 điểm (0,67%) đạt 461,35 điểm, UPCoM-Index tăng 0,62 điểm (0,53%) lên 116,8 điểm.

Thanh khoản phiên giao dịch hôm nay được cải thiện đáng kể khi tăng trên 21% so với phiên hôm qua, đạt 28.486 tỷ đồng. Về độ rộng thị trường trên HOSE, dòng tiền lan tỏa khá đều khi toàn sàn có 264 mã tăng, 190 mã giảm và 48 mã đứng giá tham chiếu.

Phiên 22/3: Khối ngoại gom ròng gần 245 tỷ đồng cổ phiếu DGC phiên tăng trần - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Tại sàn HOSE, nhìn chung giao dịch khối ngoại vẫn duy trì tích cực khi nhóm này mua ròng 537 tỷ đồng, tương đương 5 triệu đơn vị. Tâm điểm dòng tiền tập trung phần lớn ở nhóm hóa chất.

Phiên 22/3: Khối ngoại gom ròng gần 245 tỷ đồng cổ phiếu DGC phiên tăng trần - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Về giao dịch cụ thể, cổ phiếu DGC của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang là mã thu hút lực cầu lớn nhất với quy mô 244 tỷ đồng. Giao dịch mua mạnh sau khi thông qua việc chi 300 tỷ đồng thành lập công ty con tại Đắk Nông giúp DGC có phiên tăng kịch biên độ, lên mức 213.400 đồng/cp.

Bên cạnh đó, cổ phiếu của ngân hàng Sacombank - STB tiếp tục được mua ròng gần 96 tỷ đồng, theo sau là GEX với 92,2 tỷ đồng. Tuy vậy, quy mô lực cầu đã giảm hơn 17% so với phiên trước đó. 

Nối tiếp, dòng tiền ngoại tìm đến bộ đôi cổ phiếu "họ Vingroup" là VRE và VHM với giá trị lần lượt 71,9 tỷ đồng và 67,2 tỷ đồng. Giao dịch cùng chiều cũng được ghi nhận tại GMD (63 tỷ đồng), MSN (55,8 tỷ đồng), GAS (54 tỷ đồng), KBC (38,2 tỷ đồng)...

Phiên 22/3: Khối ngoại gom ròng gần 245 tỷ đồng cổ phiếu DGC phiên tăng trần - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

So với phiên trước, quy mô bán ròng được đẩy mạnh ở cổ phiếu NVL của Novaland. Mã này bị bán ròng 144 tỷ đồng, tương đương khối lượng 1,69 triệu đơn vị. Trái ngược với lực xả của khối ngoại, đà tăng mạnh của NVL trong ba phiên gần đây giúp mã này lọt vào top 10 mã vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ở thị trường chứng chỉ quỹ, khối ngoại bán ròng mạnh hai mã E1VFVN30 (47,3 tỷ đồng) và FUESSVFL (22 tỷ đồng). 

Trở lại giao dịch cổ phiếu, danh mục các mã bị bán ròng chủ yếu phải kể đến như VNM (46,2 tỷ đồng), VND (36,2 tỷ đồng), BID (15,2 tỷ đồng),...

Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 10,1 tỷ đồng, tương đương 313.900 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều bán, nhóm này đảo chiều bán ròng 10,9 tỷ đồng mã PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Đây là mã duy nhất bị xả ròng trên 1 tỷ đồng trong phiên. Bên cạnh đó, nhóm này cũng rút ròng khỏi DNM, PVI, TTT,...

Ở chiều mua, cổ phiếu IDC của Tổng CTCP IDICO ghi nhận giao dịch tích cực nhất khi được mua ròng 2,56 tỷ đồng. Theo sau, quy mô mua gom dưới 1 tỷ đồng cũng xuất hiện ở các cổ phiếu PVC (736 triệu đồng), TA9 (341 triệu đồng)...

Thị trường UPCoM tiếp tục ghi nhận giao dịch tích cực khi khối ngoại tăng quy mô mua ròng lên 13,2 tỷ đồng, tương đương khối lượng 369.709 đơn vị cổ phiếu.

Về giá trị cụ thể, khối ngoại duy trì rót ròng vào các cổ phiếu VTP của Viettel Post (2,2 tỷ đồng), BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn (2,2 tỷ đồng) và BVB (2 tỷ đồng). Dòng tiền ngoại cũng tích cực tìm đến các mã VEA (1,6 tỷ đồng), ACV (1,2 tỷ đồng), QNS (961 triệu đồng),,,

Chiều ngược lại, lực xả có phần thu hẹp đáng kể khi không có mã nào bị xả ròng trên 600 triệu đồng. Cụ thể, danh mục bán ròng lần lượt gồm các mã AAS (501 triệu đồng), CSI (361 triệu đồng), PFL (203 triệu đồng)...

Thảo Bùi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.