|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 19/8: Khối ngoại tiếp tục bán ròng, tâm điểm thỏa thuận hàng chục triệu cổ phiếu SSI

16:32 | 19/08/2021
Chia sẻ
Trong phiên đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 8, áp lực bán ròng từ khối ngoại giảm nhẹ về mức 749 tỷ đồng tại HOSE. Mặc dù đảo chiều mua ròng VHM, cổ phiếu SSI vươn lên dẫn đầu chiều bán với tâm điểm là giao dịch hơn 2.000 tỷ đồng qua phương thức thỏa thuận.

Dòng tiền đảo chiều ngoạn mục ngay trước khi đóng cửa phiên đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 8. Tín hiệu đảo chiều đặc biệt đến từ sự hồi phục mạnh mẽ của nhóm ngân hàng và bất động sản, bất chấp việc các mã này trước phiên ATC là lực cản chính của thị trường.

Kết phiên, VN-Index tăng 13,91 điểm (1,02%) lên 1.374,85 điểm, HNX-Index tăng 1,25 điểm (0,36%) lên 346,07 điểm, UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (0,24%) lên 94,71 điểm.

Thanh khoản được đẩy lên cao với giá trị giao dịch trên 31.800 tỷ đồng, tương đương gần 996 triệu đơn vị. Trong đó, thanh khoản trên HOSE là 25.511 tỷ đồng, tăng 4,5% so với phiên trước.

Trên sàn HOSE, chênh lệch giữa chiều bán và mua được thu hẹp, theo đó khối ngoại giảm bán ròng về mức 749 tỷ đồng, tương đương gần 40% quy mô bán ròng trong phiên trước đó.

Phiên 19/8: Khối ngoại tiếp tục bán ròng, tâm điểm giao dịch thỏa thuận lượng lớn cổ phiếu SSI - Ảnh 1.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Dẫn đầu phía bán ròng là cổ phiếu SSI của CTCP Chứng khoán SSI. Theo đó, mã này chịu áp lực bán ròng lớn nhất lên đến 703 tỷ đồng, tương ứng 11,37 triệu đơn vị cổ phiếu. Đóng cửa, mã này tăng mạnh 4,15% lên mức 62.700 đồng/cp.

Đáng chú ý, phiên 19/8 ghi nhận hơn 36,8 triệu cổ phiếu SSI được "trao tay" với tổng giá trị giao dịch lên đến 2.081 tỷ đồng. Nhiều khả năng, cổ đông lớn nhất tại SSI là Daiwa Securities Group Inc đã hoàn thành giao dịch bán cổ phiếu trong phiên.

Đại diện còn lại chịu áp lực xả trên 100 tỷ đồng là NVL của Địa ốc No Va, với giá trị gần 110 tỷ đồng. Tuy lực bán gia tăng hơn 23% so với phiên trước, NVL vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi tăng 1,84%, đóng cửa ở 104.900 đồng/cp.

Theo sau NVL, ông lớn ngành bất động sản là VIC cũng bị rút ròng 75,5 tỷ đồng. VIC bất ngờ được kéo lên mốc 104.000 đồng/cp về cuối phiên, tăng 6,2% so với phiên trước và đóng góp lớn nhất 5,5 điểm cho đà tăng của VN-Index.

Một số cổ phiếu bị rút ròng với giá trị nhỏ hơn lần lượt là GAS (54,8 tỷ đồng), VNM (44,3 tỷ đồng), GMD (36,3 tỷ đồng), NLG (36 tỷ đồng), MSN (36 tỷ đồng)...

Phiên 19/8: Khối ngoại tiếp tục bán ròng, tâm điểm giao dịch thỏa thuận lượng lớn cổ phiếu SSI - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Ở diễn biến ngược lại, cổ phiếu VHM của Vinhomes bất ngờ quay lại chiều mua ròng sau 5 phiên bị bán ròng liên tiếp. Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên 2,1 triệu đơn vị VHM, tương ứng giá trị 236 tỷ đồng góp phần giúp cổ phiếu lấy lại sắc xanh.

Với việc lực mua tập trung chủ yếu tại VHM, những số cổ phiếu khác được mua ròng với giá trị khiêm tốn hơn là STB (69,5 tỷ đồng), DGC (54,8 tỷ đồng), MBB (52,5 tỷ đồng), HPG (48 tỷ đồng).

Đồng thời, khối ngoại cũng rót vốn dưới 20 tỷ đồng vào nhiều mã, lần lượt là VCI (18,8 tỷ đồng), VCB (16,1 tỷ đồng), HSG (12,4 tỷ đồng), PTB (12,3 tỷ đồng), GVR (9,2 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, tương quan giữa chiều mua/bán là 271,6 tỷ đồng/46,2 tỷ đồng. Theo đó, khối ngoại bất ngờ phá vỡ xu hướng trong những phiên trước khi đảo chiều mua ròng 225,4 tỷ đồng.

Cụ thể, cổ phiếu PVI của Bảo hiểm PVI đạt giá trị mua ròng khủng 196 tỷ đồng, tương ứng hơn 4,5 triệu cổ phiếu, chủ yếu được thực hiện qua phương thức thỏa thuận. Đây có thể là giao dịch của cổ đông lớn HDI Global SE sau khi đăng ký mua thêm 6 triệu cổ phiếu PVI từ ngày 19/8 đến ngày 15/9.

Cùng chiều, cổ phiếu VND của VNDirect cũng được mua ròng 71 tỷ đồng sau khi liên tiếp bị bán ròng trong nhiều phiên. Trong phiên, VND ghi nhận hơn 937.500 đơn vị được giao dịch theo phương thức thỏa thuận, tương ứng hơn 45 tỷ đồng.

Lực mua cũng phân bổ tại DXS (3,4 tỷ đồng), PAN (2,6 tỷ đồng), DL1 (1,6 tỷ đồng), EVS (1,5 tỷ đồng)...

Ở chiều ngược lại, hai đại diện của nhóm chứng khoán là BVS và SHS lần lượt bị bán ròng 11,6 tỷ đồng và 3,9 tỷ đồng. Dòng tiền ngoại cũng rút ròng khỏi SHB (2,9 tỷ đồng), BII (2,9 tỷ đồng), NVB (2,8 tỷ đồng), VCS (2,5 tỷ đồng), BSI (1,2 tỷ đồng)....

Tại thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài quay lại trạng thái bán ròng 8,6 tỷ đồng sau nhiều phiên đi ngược xu hướng chung, tương ứng với khối lượng 252.248 đơn vị.

Cổ phiếu VTP của Viettel Post chịu áp lực bán ròng lớn nhất hơn 7 tỷ đồng. Nối tiếp, hai cổ phiếu BVB và QNS đóng góp cho sàn UPCoM 5,8 tỷ đồng và 3,6 tỷ đồng bán ròng.

Các cổ phiếu bị xả ròng với lực bán nhẹ hơn còn có VNA (232 triệu đồng), VTR (230 triệu đồng), ABI (186 triệu đồng)...

Trái chiều, chỉ có 3 cái tên thu hút lực mua trên 1 tỷ đồng là ACV (2,5 tỷ đồng), MML (2,3 tỷ đồng), VEA (1,6 tỷ đồng). Bên cạnh đó, những mã cũng ghi nhận giao dịch cùng chiều còn có PGB (756 triệu đồng), PAS (382 triệu đồng), VGG (323 triệu đồng)...

Thảo Bùi

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 7/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9.