Thị trường chứng khoán (19/8): Đảo chiều ngoạn mục, VN-Index tăng gần 14 điểm phiên đáo hạn phái sinh
Kết phiên, VN-Index tăng 13,91 điểm (1,02%) lên 1.374,85 điểm, HNX-Index tăng 1,25 điểm (0,36%) lên 346,07 điểm, UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (0,24%) lên 94,71 điểm.
Dòng tiền đảo chiều ngoạn mục trong 30 phút cuối phiên đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 8, đặc biệt nhờ sự hồi phục mạnh mẽ của nhóm ngân hàng và bất động sản. Theo quan sát, cổ phiếu các nhà băng và doanh nghiệp địa ốc trước phiên ATC còn là lực cản chính của thị trường.
Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup góp công nhiều nhất trong việc giúp chỉ số bật tăng mạnh mẽ. Mã này bất ngờ được kéo lên mốc 104.000 đồng/cp, tăng 6,2% so với phiên trước và góp hơn 5,5 điểm cho đà tăng của VN-Index. Một cổ phiếu khác họ Vingroup cũng nằm trong Top cổ phiếu dẫn dắt là VHM với mức đóng góp gần 1 điểm.
Ngoài ra, sắc xanh của VCB, GVR, NVL, HPG, MSN, SSI, VPB và SAB cũng góp phần ủng hộ cho xu thế hồi phục của thị trường. Chiều ngược lại, GAS, CTG, VIN, MSB, ACB... vẫn là những nhân tố kìm hãm sắc xanh của thị trường.
Với sự nhập cuộc mạnh mẽ của dòng tiền trong phiên chiều, thanh khoản cả phiên được đẩy lên cao với giá trị giao dịch đạt trên 31.800 tỷ đồng, tương đương gần 996 triệu cổ phiếu được mua, bán. Trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE là 25.511 tỷ đồng, tăng 4,5% so với phiên trước.
Tính đến 13h45, VN-Index giảm 2,77 điểm (0,2%) còn 1.358,17 điểm, VN30-Index giảm 4,34 điểm (0,29%) còn 1.485,2 điểm.
Thị trường tiếp tục dao động trong biên độ hẹp trong phiên chiều này. Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm hóa chất, chứng khoán, thép, xây dựng & vật liệu trong khi tiếp tục rút ra khỏi nhóm ngân hàng, nước & khí đốt...
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 3,15 điểm (0,23%) còn 1.357,79 điểm, HNX-Index tăng 0,69 điểm (0,2%) tăng 345,51 điểm, UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (0,23%) xuống 94,26 điểm.
Thị trường chìm trong sắc đỏ trong phần lớn thời gian giao dịch buổi sáng. Áp lực bán dâng cao trong phiên đáo hạn phái sinh khiến VN-Index có thời điểm bốc hơi gần 8 điểm. Tuy nhiên, tâm lý giao dịch có phần cải thiện về cuối phiên khiến chỉ số hồi phục và hiện chỉ còn giảm hơn 3 điểm.
Sắc đỏ của GAS, VIC và nhóm ngân hàng là lực cản lớn nhất của thị trường. Trong số 10 mã tác động tiêu cực nhất lên VN-Index có tới 7 mã thuộc nhóm các nhà băng. Chiều ngược lại, GVR, HPG, NVL, SSI và REE tăng giá, đóng vai trò làm trụ đỡ của thị trường trong phiên sáng nay.
Dòng tiền luân chuyển qua các nhóm ngành với sức hút đến từ nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Độ rộng thị trường trên HOSE nghiêng về bên bán với 213 mã giảm, trong khi có 153 mã tăng và 43 mã đứng giá tham chiếu. Tương tự, ở rổ VN30 sắc đỏ cũng chiếm ưu thế với 19 mã giảm, 10 mã tăng và 1 mã đứng giá tham chiếu.
Thanh khoản thị trường đạt 17.330 tỷ đồng, tăng 4% so với phiên sáng hôm qua. Trong đó, thanh khoản trên HOSE là 13.686 tỷ đồng.
Về giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài, nhóm này giảm bán ròng chưa đến 300 tỷ đồng trong phiên sáng nay với áp lực chốt lời chủ yếu đặt tại SSI (63,5 tỷ đồng), NVL (55 tỷ đồng) và VNM (34 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng nhiều nhất cổ phiếu DGC với giá trị 27 tỷ đồng.
Tính đến 10h40, VN-Index giảm 3,5 điểm (0,26%) còn 1.357,44 điểm, VN30-Index giảm 4,17 điểm (0,28%) còn 1.485,37 điểm.
Đà giảm tiếp tục được nới rộng do nhóm cổ phiếu các nhà băng tiếp tục chỉnh sâu. Sắc đỏ trùm lên hầu khắp các mã, trừ EVF giữ được mốc tham chiếu.
Tính đến 9h45, VN-Index giảm 1,33 điểm (0,1%) còn 1.359,61 điểm, HNX-Index giảm 0,04 điểm (0,01%) còn 344,78 điểm, UPCoM-Index giảm 0,25 điểm (0,26%) còn 94,24 điểm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa quanh tham chiếu với diễn biến giằng co giữa hai bên mua/bán. Tuy nhiên, áp lực chốt lời tại nhóm ngân hàng nhanh chóng khiến chỉ số mất mốc 1.360 điểm.
Theo quan sát, cổ phiếu của các nhà băng chịu áp lực chỉnh mạnh từ đầu phiên với loạt mã giảm trên 1% như NAB (2,3%), BVB (1,9%), MSB (1,3%), MBB (1,3%), TPB (1,2%), STB (1,2%), SGB (1,1%)... Ngoài ra, sắc đỏ trên các nhóm ngành như nước & khí đốt, bất động sản, bán lẻ cũng gây áp lực lên chỉ số. Chiều ngược lại, cổ phiếu nhóm thép và chứng khoán vẫn là hai trụ đỡ lớn nhất của thị trường.
Cổ phiếu VHM tiếp tục điều chỉnh nhưng không còn là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index. Thay vào đó, lực cản lớn nhất thị trường tính đến hiện tại là mã VCB của Vietcombank. Nhiều cổ phiếu của các nhà băng lớn cũng thuộc Top ảnh hưởng tiêu cực lên chỉ số là TCB, MBB, VPB, BID, CTG, HDB, VIB, ACB...
Trong khi đó, HPG vươn lên dẫn dắt thị trường với mức đóng góp tăng gần 1 điểm.
Trở lại diễn biến trên thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 18/8 giảm sâu sau khi nhà đầu tư phân tích biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) để đánh giá kế hoạch cắt giảm hỗ trợ tài khóa.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 383 điểm, tương đương khoảng 1,1%, và đóng cửa ở 34.961 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng mất gần 1,1% và kết phiên ở 4.400 điểm.
Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite cũng đi xuống 0,9%, đóng cửa ở 14.526 điểm.
Sau hai ngày giảm liên tục, Dow Jones đã mất tổng cộng 665 điểm, S&P 500 giảm gần 1,8%.
Tờ Barron's, cho rằng số liệu vĩ mô tiêu cực ở cả Trung Quốc và Mỹ, cũng như sự lây lan của COVID-19 do chủng virus Delta đã tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán Mỹ.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/