|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 16/7: Khối ngoại giảm mua ròng khi VN-Index tiếp tục hồi phục

16:06 | 16/07/2021
Chia sẻ
Trong phiên 16/7, VN-Index phục hồi đi kèm với giao dịch giằng co tại hầu hết các ngành. Trước diễn biến phân hóa, khối ngoại thận trọng giải ngân vào cổ phiếu ngành bất động sản, thực phẩm đồ uống và chứng chỉ quỹ ETF.

Trong phiên cuối tuần 16/7, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp đà hồi phục với xu hướng giằng co kéo dài trong suốt thời gian giao dịch, kèm theo sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu.

Kết phiên, VN-Index tăng 5,39 điểm (0,42%) lên 1.299,31 điểm, HNX-Index tăng 0,48% lên 307,76 điểm, UPCoM-Index tăng 0,41% lên 85,33 điểm. Mặc dù thanh khoản phiên sáng có phần cải thiện nhưng xu hướng thờ ơ của dòng tiền khiến giá trị giao dịch phiên hôm nay chỉ tương đương phiên trước đó.

Trên sàn HOSE, khối ngoại duy trì mua ròng 66,89 tỷ đồng, nhưng lại bán ròng 3.667.500 đơn vị. Giao dịch xả ròng tập trung chủ yếu ở thị trường cổ phiếu và chứng chỉ ETF nội. Đáng chú ý, không có mã nào ghi nhận giá trị giao dịch trên 100 tỷ đồng ở cả chiều mua và bán.

Khối ngoại thận trọng giải ngân khi chỉ số cố gắng duy trì đà hồi phục - Ảnh 1.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Hai ông lớn ngành bất động sản là NVL và VIC được mua ròng lần lượt 96,7 tỷ đồng và 83,7 tỷ đồng. Theo sau, dòng tiền tìm đến nhóm thực phẩm & đồ uống. Cụ thể, MSN ghi nhận giá trị vào ròng 58,8 tỷ đồng, còn VNM được mua ròng 44,8 tỷ đồng. 

Mặc dù giảm nhẹ 0,68% giá trị về mức 29.100 đồng/cp, cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội vẫn được mua ròng trên 1,4 triệu đơn vị, tương ứng 41,7 tỷ đồng. Cùng chiều, NĐT ngoại mua ròng hai chứng chỉ quỹ ETF nội là FUEVFVND (40,2 tỷ đồng) và E1VFVN30 (12,4 tỷ đồng), theo sau là các mã bluechip HPG (35,6 tỷ đồng), SSI (23,8 tỷ đồng), VJC (14,2 tỷ đồng).

Khối ngoại thận trọng giải ngân khi chỉ số cố gắng duy trì đà hồi phục - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Trái chiều, khối ngoại xả ròng nhiều mã ngân hàng ngay sau phiên nhóm này đồng loạt tăng giá dẫn dắt thị trường. Dẫn đầu, CTG bị xả ròng trên 1,8 triệu đơn vị, tương ứng 64,4 tỷ đồng. Những cổ phiếu ngân hàng ghi nhận giao dịch cùng chiều là VCB (39,3 tỷ đồng), STB (19 tỷ đồng), HSB (17,1 tỷ đồng). 

Mặc dù mua rongf HPG, cổ phiếu cùng ngành là HSG lại bị xả ròng trên 1,5 triệu đơn vị, tương ứng 57 tỷ đồng. Dòng tiền ngoại tiếp tục rút khỏi nhiều cái tên ngành bất động sản như VHM (35,8 tỷ đồng), DXG (23,5 tỷ đồng), IJC (13,1 tỷ đồng), KBC (11,2 tỷ đồng). Cổ phiếu VCI tiếp tục bị xả ròng 34,8 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với phiên trước sau thông tin tăng vốn gấp đôi, lên mức 3.330 tỷ đồng.

Tại sàn HNX, giao dịch nghiêng về chiều bán ròng khi khối ngoại tiếp tục xả hơn 5,3 tỷ đồng.

Họ tiếp tục bán ròng hai mã ngành chứng khoán - ngân hàng là VND (3,5 tỷ đồng) và SHB (2,5 tỷ đồng). Dòng vốn ngoại cũng rút ròng với giá trị nhẹ hơn tại các mã NDN (585 triệu đồng), BSI (428 triệu đồng), DXS (289 triệu đồng), BVS (268 triệu đồng), VCS (211 triệu đồng)...

Chiều ngược lại, giao dịch mua ròng diễn ra ở các cổ phiếu TDN (851 triệu đồng), S99 (715 triệu đồng), APS (602 triệu đồng), theo sau bởi HVT, MBG, LIG, CTP... Đáng chú ý, chiều mua ròng thiếu đi nhóm cổ phiếu dẫn dắt khi không có mã nào ghi nhận lực mua ròng trên 1 tỷ đồng tại sàn HNX.

Ở thị trường UPCoM, khối ngoại duy trì mua ròng 3,6 tỷ đồng nhưng lại bán ròng về khối lượng 101.587 đơn vị. 

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu CTR của Tổng Công ty Công trình Viettel bất ngờ được mua ròng 5,2 tỷ đồng. Cùng chiều, dòng tiền tìm đến các mã QNS (4,6 tỷ đồng), VTP (3,2 tỷ đồng), ACV (2 tỷ đồng). Một số mã được mua ròng nhẹ lần lượt là HPP, SGB, SCG, SAS, MSR...

Trái chiều, khối ngoại tập trung xả mạnh nhất 10,6 tỷ đồng cổ phiếu VEA, tương ứng khối lượng 266.800 đơn vị. Hai mã BSR và ABI tiếp tục bị rút ròng với giá trị nhẹ hơn, lần lượt là 789 triệu đồng và 727 triệu đồng. Theo sau, các NĐT nước ngoài bán ròng nhẹ MML, DHD, NHT, AAS, STT...

Thảo Bùi

Thủ tướng giao nhiệm vụ vận động Mỹ sớm công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam cho ngành ngoại giao
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Đại sứ, Trưởng cơ quan Việt Nam tại nước ngoài vận động Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi nhóm hạn chế xuất khẩu về công nghệ và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường